Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Tác hại của ăn tối muộn

Ăn tối muộn có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như béo phì, tiểu đường, ung thưc ruột kết, sỏi tiết niệu…


Ăn tối muộn hay ăn trước giờ đi ngủ đều không tốt cho sức khỏe
1. Béo phì
 Ăn muộn khiến nồng độ của các axit amin, axit béo và đường trong máu sẽ tăng lên, từ đó thúc đẩy tăng tiết insulin. Lúc này nếu bạn ít vận động, nhiệt năng ít tiêu hao sẽ khiến các chất béo được tích lũy và dần dần làm cho cơ thể béo lên.
2. Tăng huyết áp
 Ăn thịt nhiều không chỉ làm tăng “gánh nặng” cho dạ dày mà còn dễ gây tăng huyết áp.
 Nếu ăn chất xong rồi ngủ luôn sẽ khiến sự lưu thông máu chậm lại, rất nhiều máu sẽ được “gửi vào” các thành mạch, gây xơ vữa động mạch.
 3. Tiểu đường
 Ăn tối muộn cùng với ăn quá nhiều sẽ giảm lượng insulin sinh ra.Bình thường, đường trong máu được kiểm soát bằng insulin, nó có tác dụng làm giảm đường trong máu. Khi lượng insulin không đủ sẽ gây tăng đường huyết, dẫn tới bệnh tiểu đường.
 4. Sỏi tiết niệu
 Nghiên cứu y học cho thấy, ăn tối muộn là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ở đường tiết niệu.
Canxi trong thức ăn không được hấp thụ hết trong ruột, khoảng 70-80% sẽ bị đào thải qua đường bài tiết. Ăn tối quá muộn, không vận động mà lập tức đi ngủ luôn, nước tiểu sẽ tích lũy trong bàng quang, hàm lượng canxi trong nước tiểu không ngừng tăng lên, về lâu về dài sẽ hình thành sỏi tiết niệu.
 5. Ung thư ruột kết
 Sau khi ăn đêm, các hoạt động giảm khiến cơ thể khó tiêu hóa thức ăn. Khi ngủ thức ăn “bám lại” lâu dài trong ruột, thúc đẩy nguy cơ mắc ung thư ruột kết.
 6. Đột tử
 Ăn muộn kết hợp với uống nhiều rượu rất dễ gây viêm tụy cấp, gây “sốc” trong giấc ngủ, dẫn đến đột tử.
 7. Suy nhược thần kinh
 Ăn muộn quá no gây áp lực lên các cơ quan xung quanh. Dạ dày, ruột, gan, túi mật, tuyến tuỵ sẽ truyền “thông tin” đến não, khiến các tế bào não hoạt động trở lại. Một khi “làn sóng phấn khích” lan ra các phần khác của võ não thì sẽ dẫn tới ác mộng. Tình trạng kéo dài có thể gây suy nhược thần kinh.
 Do vậy, không thể lấy lý do vì công việc bận rộn mà tạo cho mình thói quen ăn sáng vội vàng, ăn trưa cẩu thả hay ăn tối quá muộn. Tốt nhất bạn nên thiết lập cho mình một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, chú ý đến tỷ lệ hợp lý giữa 3 bữa sáng, trưa và tối (30%, 40%, 30%). Bằng cách này, bạn có thể phòng ngừa những cơn đói cồn cào đến bất chợt và có thể bảo đảm mình sẽ không ăn quá nhiều vào buổi tối.

Những món ăn nguy hiểm khi dùng chung


  Với nhiều người, một bữa ăn lớn với đủ loại hương vị rất khoái khẩu. Nhưng một số thức ăn không kèm được với các loại khác, do vậy khi dùng chung sai lầm, người ta có thể không hấp thụ được dưỡng chất trong đó, thậm chí có tác dụng phụ nghiêm trọng.Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn củ cải chung với cà rốt. Ảnh: pattayadailynews.


Cua và quả hồng là một ví dụ điển hình. Khi ăn cùng nhau chúng gây tiêu chảy.
Li Hongyan, một chuyên gia dinh dưỡng cao cấp tại Tập đoàn thực phẩm Tongmai (Thượng Hải) giới thiệu một số lưu ý về các món ăn:
Đậu phụ và cải bó xôi
Khi ăn chung, chúng ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi và có thể dẫn tới lắng đọng trong ruột. Cải bó xôi chứa axit oxalic, có thể phản ứng với canxi trong đậu phụ ở ruột và hình thành các kết tủa canxi oxalate không tan.
Sữa và chocolate
Bạn có thể không tin điều này, nhưng sữa và chocolate không hợp nhau. Trong khi sữa giàu protein và canxi, thì chocolate chứa axit oxalic. Khi ăn chung với nhau, chúng cũng tạo thành chất kết tủa canxi oxalate, không tiêu hóa được và có thể gây ỉa chảy.
Sữa và bưởi
Protein trong sữa có thể phản ứng với axit tươi trong bưởi và khiến cho bụng chướng lên. Nếu quá nhiều có thể gây tiêu chảy.
Sữa chua với jăm bông và thịt hun khói
Nhiều người thích ăn bánh sandwich với sữa chua. Tuy nhiên, jam bông và thịt hun khói trong bánh sandwich khi tương tác với sữa chua có thể gây ung thư. Để tăng thời hạn bảo quản thịt, nhà sản xuất bổ sung nitrate để ngăn ngừa sự phân hủy. Nhưng khi nitrate gặp axit hữu cơ, nó có thể chuyển thành nitrosamine, một chất sinh ung thư.
Sữa đậu nành và trứng
Sữa đậu nành chứa các dưỡng chất như protein thực vật, chất béo, carbonhydrat, vitamin và khoáng chất. Uống một mình nó sẽ rất giàu dinh dưỡng. Nhưng nếu ăn chung với sữa, nó thể tạo ra phản ứng khiến cơ thể không hấp thụ được protein. Dĩ nhiên, trứng ăn một mình cũng rất bổ.
Thịt bò và hạt dẻ
Cả hai loại thức ăn này đều tốt cho dạ dày. Tuy nhiên hạt dẻ giàu vitamin C, có thể tương tác với các nguyên tố vi lượng trong thịt bò và làm giảm dưỡng chất của hạt dẻ. Nó cũng không tốt cho tiêu hóa và có thể gây khó tiêu.
Cua và nước chè
Chè chứa nhiều axit tannic như quả hồng, vì thế phản ứng không tốt khi gặp protein trong cua.
Tôm và vitamin C
Nếu bạn ăn tôm và đồng thời ăn nhiều vitamin C trong cùng ngày, bạn có thể gặp nguy hiểm. Tôm chứa hợp chất phản ứng với vitamin C để tạo ra asen độc hại.
Củ cải trắng và cà rốt
Men trong cà rốt có thể phá hủy vitamin C trong củ cải trắng. Để hấp thu dưỡng chất tốt nhất, bạn hãy ăn chúng riêng ra.

Dùng túi nilon có thể gây biến đổi giới tính?

hững loại túi nilon tái chế hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam. Trẻ em bị nhiễm chất này lâu dài có thể thay đổi giới tính: các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; còn bé gái có nguy cơ dậy thì quá sớm.
PGS TS Phạm Gia Điềm, Giám đốc Trung tâm Công nghệ hóa dược, hóa sinh hữu cơ cho biết: Trong túi nilon có chất hóa dẻo, kim loại nặng, phẩm màu… là chất cực kỳ nguy hiểm. Bởi sau một thời gian tích tụ đủ lượng, sẽ quay sang tấn công cơ thể con người.

Nhiều thành phần độc hại

Theo PGS Phạm Gia Điềm, ở nước ta, túi nilon thường được sản xuất, tái chế từ túi nilon, nhựa đã qua sử dụng bằng công nghệ rất thủ công. Trong quá trình sản xuất, người ta trộn thêm nhiều loại hóa chất để làm tăng độ dẻo và bền của sản phẩm.

Một số loại túi nilon được làm từ chất dẻo polyvinyl có các phân tử đơn lẻ polyvinyl có khả năng gây ung thư. Một số loại được sản xuất từ chất liệu nhựa rất độc hại với sức khoẻ con người. “Các loại túi nilon màu, bền dai có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và ung thư phổi”, PGS Điềm khẳng định.


Sử dụng túi nilon để dựng thực phẩm chua có tính axit như dưa muối, cà muối có thể tạo ra muối thủy ngân gây ngộ độc và ung thư.

PGS.TS Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học cho biết, trước đây, viện này đã cho kiểm nghiệm hai mẫu thìa nhựa (loại nhựa cao cấp hơn để làm túi nilon) thì thấy hàm lượng chì (26 mg một kg), cadimi (1mg một kg) và các chất độc khác cao gấp nhiều lần mức cho phép.

Đặc biệt, khi quan sát bằng kính hiển vi, các chuyên gia còn thấy còn có carbonat được trộn lẫn với hàm lượng trên 20%, trong khi đó mẫu của nước ngoài là 0%. Carbonat có nhiều trong sản phẩm sẽ làm tăng thêm hàm lượng kim loại nặng. Trong các loại thìa trên còn có nhiều ô rỗng là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây bệnh. “Do vậy, nếu túi nilon và đồ đựng thức ăn nhựa làm từ rác thải y tế thì nguy cơ độc hại và nhiễm bệnh sẽ cao gấp nhiều lần”, PGS Sung cảnh báo.

Gây ung thư, biến đổi giới tính

PGS TS Nguyễn Hữu Hoan, Trung tâm Phân tích và xử lý môi trường, Viện Hóa học công nghiệp cho biết, phần lớn túi nilon ở Việt Nam được sản xuất từ nhựa, nilon tái chế song lại không hề khuyến cáo cho người tiêu dùng cách sử dụng và tác hại. Do vậy, nhiều người vẫn vô tư dùng túi nilon đựng thực phẩm bất kể nóng, lạnh…mà không biết biết rằng ở nhiệt độ 70 - 80oC, phụ gia chứa trong đó sẽ hòa tan vào thực phẩm.

Trong đó, chất phụ gia hóa dẻo TOCP (triorthocresylphosphat, chất hóa dẻo) có thể làm tổn thương và làm thoái hoá thần kinh ngoại biên và tuỷ sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó.

Những loại túi nilon tái chế hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam. Trẻ em bị nhiễm chất này lâu dài có thể thay đổi giới tính: các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; còn bé gái có nguy cơ dậy thì quá sớm.



Nếu đốt túi nilon sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và ruran gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ...

“Polymer là loại chất có thời gian phân giải hàng chục, thậm chí hàng trăm năm. Do vậy chúng không gây đột tử ngay mà tích tụ trong cơ thể (không thể tiêu hóa) dẫn đến đầy bụng, gây khó tiêu, chán ăn…”, PGS Phạm Gia Điềm phân tích.

PGS Điềm lưu ý, nếu sử dụng để đựng các thực phẩm chua có tính axit như dưa muối, cà muối hoặc thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nilon sẽ tách khỏi thành phần nhựa lớn gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, axit axetic hoặc axit lactic ở trong dưa cà... sẽ  hoà tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ngộ độc và ung thư.

Xây thành phố từ nước biển

Trước nguy cơ về nạn thiếu chỗ ở trong thiên niên kỷ thứ ba, gần đây các nhà khoa học đã nghĩ ra cách dùng nước biển để xây nhà ở, tiến tới kiến thiết những thành phố tươi đẹp giữa biển khơi.
Mô hình thành phố bằng nước biển. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống
Một chiếc tàu chở hàng sẽ thả neo ngoài khơi, cách bờ biển Bắc Phi khoảng 300 dặm. Thủy thủ trên tàu dùng cần cẩu nâng các khung kim loại có kích cỡ như tòa nhà cùng những cuộn dây cáp điện to ra khỏi khoang chứa và thả xuống biển. Tiếp sau đó, họ bắt đầu lắp ráp những tấm pin năng lượng mặt trời lại với nhau rồi đặt nhẹ nhàng xuống mặt biển, neo chúng với bộ khung nhà. Khi chiếc tàu chạy đi, nó để lại sau lưng một vòng xoắn ốc khổng lồ được tạo ra bởi các tấm pin mặt trời đang nổi bập bềnh trên mặt nước.
5 năm sau, một chiếc tàu biển sang trọng cũng đến thả neo ngay tại vị trí đó. Thay vì nhìn thấy những tấm pin mặt trời, hành khách trên boong sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một thành phố với 50.000 dân. Thành phố này sẽ trở thành nơi tham quan mới nhất và độc đáo nhất của khách du lịch sinh thái. Độc đáo ở chỗ, tất cả bức tường trong thành phố này đều được xây dựng từ... nước biển.
Quả thật, chưa có ai nghĩ ra việc dùng nước biển để xây dựng nhà ở, hơn thế lại còn xây dựng cả một thành phố, cả một hòn đảo ngay trên mặt đại dương, ngoại trừ kiến trúc sư người Đức Wolf Hilbertz. Đây là kết quả của việc ứng dụng với quy mô cực lớn kỹ thuật xây dựng “bồi khoáng” (tích tụ khoáng chất) mà ông là người đầu tiên phát triển. Nếu đánh giá một cách đơn giản thì Hilbertz chính là người đã phát minh ra cách dùng ánh sáng mặt trời để biến các khoáng chất có trong nước biển thành đá vôi.
Thành phố mang tên Autopia Ampere này được bắt đầu xây dựng với việc neo chặt các khuôn dây làm bằng lưới kim loại vào một ngọn núi ngầm dưới đáy biển. Ngay khi những khuôn dây được thả xuống, chúng sẽ được kết nối với nguồn điện một chiều có hiệu điện thế thấp do các tấm pin quang năng nổi trên mặt nước tạo ra. Theo thời gian, phản ứng điện hóa sẽ hút các khoáng chất có trong nước biển và tích tụ chúng lại quanh các khuôn dây, tạo ra những bức tường bằng canxi carbonat (mà chúng ta thường gọi là đá vôi). Tất nhiên, theo giáo sư Hilbertz, các khuôn dây phải được làm bằng titan để có thể chịu được cả tác động của dòng điện và nước biển trong một thời gian dài. Đá vôi hình thành trên những khuôn dây kim loại này còn bền cứng hơn bê tông.
Trên thực tế, ý tưởng của Hilbertz đã được “kích hoạt” giống y như lý thuyết. Ông bắt đầu khá khiêm tốn bằng cách tạo ra lớp đá vôi quanh những cọc gỗ được cuốn bằng dây thép tại 30 cầu tàu trên bờ biển Texas, Louisiana và California. Hiện ông là giáo sư kiến trúc tại Đức và đang tiến hành một dự án lớn hơn bằng cách sử dụng công nghệ tương tự để tạo những dãy đá ngầm ngoài khơi Jamaica. Hợp tác với Hiệp hội bảo vệ đá ngầm Negril, Hilbertz đã có 5 bãi đá ngầm nhân tạo xung quanh đảo. 3 trong số 5 dự án bãi đá thử nghiệm này sử dụng nguồn điện từ bờ, dự án thứ tư sử dụng pin từ nước biển và dự án cuối cùng sử dụng pin năng lượng mặt trời.
Bản hoạch định cho thành phố trên đại dương
Hilbertz dự định tạo ra một thành phố đảo khép kín, có đủ khả năng tự duy trì cuộc sống. Thành phố đảo này sẽ nằm trong vùng biển Seamount Ampere, ở khoảng giữa quần đảo Madeira và mũi Portugal (Bồ Đào Nha), nơi chỉ sâu chưa đầy 15 mét. Ngoài lợi thế là nước nông, đảo này còn là nơi có nguồn hải sản phong phú, có dòng hải lưu thuận lợi và đáy biển lại có nhiều mỏ kim loại như đồng, coban, mangan, niken, sắt...
Một cái đập bằng đá vôi khổng lồ sẽ được xây dựng bao quanh để bảo vệ thành phố. Các bộ phận hoàn chỉnh phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được tạo ra từ chính nước biển. Các máy phát điện dùng năng lượng mặt trời và sức gió sẽ cung cấp điện năng cho thành phố. Ngoài ra, nhờ một hệ thống biến đổi nhiệt năng, sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các dòng hải lưu khác nhau cũng sẽ được dùng để sản xuất điện.
Ngành sản xuất, kinh doanh đá vôi sẽ mang đến cho thành phố này một nguồn thu nhập đáng kể. Kỹ thuật “bồi khoáng” sẽ không chỉ được dùng để tạo ra các bãi đá ngầm ở Caribe hay xây dựng những thành phố tương lai trên biển, mà còn có thể được sử dụng để sản xuất ra các bộ phận hoàn chỉnh phục vụ cho việc xây dựng trên đất liền. Chỉ cần sử dụng khung dây có hình dạng thích hợp, kích thước chính xác, khoáng chất kết tụ lại từ nước biển có thể tạo ra những khối kiến tạo, những tấm panel tường, trần hoặc cấu kiện hoàn chỉnh của một tòa nhà trên đất liền. Hilbertz đã mường tượng đến cảnh một ngày nào đó, những sản phẩm này sẽ được mang từ dưới biển lên thẳng các con tàu lớn và phân phối ở khắp các hải cảng trên toàn thế giới.
Hilbertz cũng nghĩ đến khả năng các thành phố trên biển sẽ trở thành trung tâm của ngành công nghiệp khai thác đáy đại dương. Đáy biển có rất nhiều kim loại và khoáng chất. Các nhà máy tinh chế kim loại trong những thành phố này sẽ chuyên sản xuất kim loại nguyên chất. Dù rằng việc tinh chế kim loại tốn rất nhiều năng lượng nhưng điều đó cũng không đáng ngại. Hilbertz mô tả rất hào hứng một nhà máy thủy điện độc đáo có thể giúp giải quyết vấn đề này. Từ nước biển, người ta làm ra các ống dẫn bằng đá vôi. Các ống này sẽ dẫn các dòng hải lưu chuyển động chậm ở sâu dưới biển đi qua các cánh quạt tua-bin của các nhà máy điện khổng lồ...
Các thành phố mọc lên từ biển cả này có thể tự đứng vững về kinh tế và trở thành các vùng độc lập, tự chủ. Trong thiên niên kỷ thứ ba, chắc chắn con người sẽ phải đối diện với nạn quá đông dân. Đã đến lúc chúng ta phải tìm những “vùng đất mới” thích hợp. Song song với việc tìm mọi cách để đưa con người lên mặt trăng hay sao hỏa, biển và đại dương cũng bắt đầu được con người “ngắm nghía” kỹ càng hơn. Với bản kế hoạch chi tiết của Hilbertz, những thành phố mới mọc lên giữa biển cả mênh mông không còn là chuyện ảo tưởng. 
Nguồn: tài liệu sưu tầm

Dây chuyền cuộc đời

Dây chuyền cuộc đời

Một pho tượng đất hâm mộ nhìn đám người qua lại, ông ta cầu cứu đức Phật:" Xin cho con trở thành người".
" Con có thể biến thành người được, nhưng con hãy cùng ta thử đi trên đường đời một lúc. Nếu như con chịu không nổi những đau khổ của đời người, ta sẽ lập tức hoàn nguyên cho con". Nói xong đức Phật chỉ tay một cái, pho tượng đât lập tức biến thành một chàng thanh niên.


Thế rồi chàng thanh niên theo đức Phật đi tới một vách đá. Tại đó chàng ta thấy ở bên bờ kia xa tắp cũng có một vách đá nữa, vách đá bên này là " sinh", vách đá bên kia là"tử", nối hai vách đá là một chiếc cầu bằng dây xích do những vòng sắt to nhỏ không đều.
- Bây giờ anh hãy đi từ bờ bên này sang bờ bên kia.
Chàng thanh niên từng bước vất vả dẫm lên trên những thanh sắt to nhỏ khác nhau ấy. Do không để ý anh ta trượt chân ngã vào bên trong vòng sắt, hai chân không còn chỗ tựa, ngực bị vòng sắt kẹp chặt hầu như nghẹt thở. Chàng thanh niên hét lớn:"Xin cứu mạng!".
- Hãy tự cứu lấy mình, trên con đường này chỉ có anh là có thể tự cứu được mình thôi.
Chàng thanh niên lấy hết sức rấy rụa, khó khăn lắm mới thoát được ra, rồi tức tối nói:"Những cái vòng sắt chết tiệt này, làm sao kẹp ta đau thế!".
- Ta là chiếc vòng danh lợi - Chiếc vòng sắt dưới chân trả lời.
Chàng thanh niên tiếp tục theo cầu sắt tiến lên. Bỗng có một cô gái tuyệt đẹp xuất hiện, cười rất tươi với anh ta, trong lúc không định thần, anh ta lại trượt ngã vào trong vòng sắt. Một lần nữa anh ta lại hét lớn:"Xin cứu mạng!".
Lúc này đức Phật lại xuất hiện trước mặt anh ta nói:" Trên con đường này, không ai có thể cứu được con, chỉ có con là tự cứu được mình thôi."
Chàng thanh niên lại hết sức giẫy giụa, cuối cùng sau khi đã mệt lả người anh ta lại thoát ra được. Vừa thở anh ta vừa hỏi:"Vừa rồi là cai vòng đau khổ gì đây?".
- Ta là chiếc vòng nữ sắc - Chiếc vòng dưới chân trả lời.
Tiếp đó chàng thanh niên trượt ngã vào chiếc vòng ham muốn, chiếc vòng ghen ghét, chiếc vòng oán hận... và anh ta cũng phải từ những chiếc vòng đau khổ ấy, rấy rụa tìm đường ra. Cuối cùng không còn dũng khí để đi tiếp.
Lúc này đức Phật nói với anh ta:"Đời người tuy có nhiều đau khổ, nhưng cũng có sự thoải mái và niềm vui sau khi chiến thắng đau khổ, chẳng lẽ con vui lòng vứt bỏ cuộc đời?'.
- Con đường đời người đau khổ quá nhiều, vui sướng và thoải mái quá ngắn ngủi và chỉ là tạm thời, con muốn trở thành pho tượng đất như trước.
Đức Phật lại chỉ tay một cái, chàng thanh niên lại biến thành pho tượng đất. Thế nhưng không lâu sau, bức tượng đất phải chịu một trận mưa lớn, nó biến thành một đống đất bùn! 
 Nguồn: tài liệu sưu tầm

 

Sự kiên nhẫn

Sự kiên nhẫn

Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia về đá quý và nói về ước mong được trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai: “Ngày mai hãy đến đây”.

Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi.

Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên.

Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được nữa.

- Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ?

- Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình.

Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá:

- Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!

- Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói.
 
Nguồn: tài liệu sưu tầm

Đừng để sự oán hờn gặm nhấm trái tim

“Khi ta căm ghét kẻ thù hay người khác, có nghĩa là ta đang dành cho họ quyền có thể gây cho ta mất ăn mất ngủ, ảnh hưởngđến sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta.Kẻ thù thì khoái trá và vẫn bình thường trong khi ta lại vất vả, chết dần chết mòn. Sự bực tức, lòng căm thù của ta làm hại chính ta cả ngày lẫn đêm, chẳng khác gì phải sống trong hỏa ngục" .
Dale Carnegie

Khi cuộc hôn nhân kéo dài suốt mười bốn năm của tôi chấm dứt, tôi đã đau khổ, tan nát cõi lòng. Đó hoàn toàn không phải là điều tôi muốn lựa chọn. Mọi thứ xung quanh tôi dường như sụp đổ, và trong tôi dâng trào một nỗi uất hận .
Chúng tôi không chỉ sống cùng nhau, mà còn là đồng sở hữu một nhà xuất bản nhỏ. Trong đau khổ và uất hận, có một điều tôi thật sự nhận ra: Tôi không muốn ly hôn, cũng không muốn từ bỏ công việc làm ăn. Suốt sáu tháng đầu sau khi chia tay, chồng tôi cảm thấy trống vắng, nhớ nhung cuộc sống gia đình, còn tôi thì cũng đủ thời gian để bình tĩnh trở lại.
Một ngày nọ, anh ấy đến văn phòng tìm tôi, cùng bàn kế hoạch làm ăn, và chúng tôi lại trở về nhà sống với nhau hạnh phúc như xưa. Kể từ đó, chúng tôi đã tìm ra phương cách để công việc đạt hiệu quả hơn trước rất nhiều. Nhà xuất bản của chúng tôi ngày càng phát triển, được nhiều tác giả nổi tiếng tín nhiệm giao bản thảo. Chúng tôi đã tiếp tục sống hạnh phúc bên nhau dưới một mái nhà cho đến tận bây giờ, khi các con đều đã khôn lớn.
Nhiều người hỏi tôi vì sao tôi có thể tha thứ lỗi lầm cho chồng mình một cách đơn giản như vậy? Trên hết mọi lý do, tôi làm như vậy vì tôi nghĩ đến tương lai các con tôi, nghĩ đến công việc của chúng tôi, chứ không chỉ nghĩ cho riêng mình. Tôi không hề muốn các con tôi phải lớn lên trong cảnh sống đau khổ của mẹ nó. Tôi không muốn các con tôi nhìn thấy cảnh cha mẹ chúng lục đục, mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên, để làm được điều đó, đối với tôi cũng khó khăn vô cùng. Tôi cảm thấy mình bị tổn thương rất nhiều, thậm chí cảm giác này vẫn còn kéo dài nhiều năm sau đó. Thế nhưng tôi biết điều gì là quan trọng đối với tôi trong cuộc sống. Tôi có thể dẹp những cảm giác tổn thương ấy qua một bên, rồi tìm cách vượt lên chúng.
Có lẽ không ai trong chúng ta chưa từng trải qua cảm giác bị tổn thương, đau khổ do những lỗi lầm mà người khác gây ra cho mình. Những vết thương ấy làm chúng ta đau khổ, tiếc nuối, cảm thấy mình bị xúc phạm, bị bỏ rơi, bị thiệt thòi, bị coi thường… Thật không thể nào liệt kê hết những đau khổ mà nhân loại đã phải trải qua. Ngày nào trên thế giới này cũng có những cuộc chiến tranh đẫm máu, những chuyện cướp bóc, hãm hiếp, tham nhũng, những mâu thuẫn, va chạm vì quyền lợi ích kỷ cá nhân... Muốn giải quyết được những vấn nạn này, tất cả mọi người phải cùng nỗ lực rất nhiều. Đó là chưa kể đến việc, muốn hướng tới thế giới hòa bình, xã hội tiến bộ, văn minh, còn có rất nhiều vấn đề liên quan cần phải được xóa bỏ như đói nghèo, bệnh tật, thiên tai…
Tuy nhiên, xét ở khía cạnh hạnh phúc cá nhân, nếu muốn sống hạnh phúc, chỉ có một cách là chúng ta phải biết tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Nếu không, cảm giác bị tổn thương sẽ ngày càng đè nặng trong lòng rồi làm cho chúng ta chết dần chết mòn bởi chính những bực tức, oán hờn do chúng ta tự tạo thêm ra cho mình. Cho nên tha thứ cho người khác không chỉ đơn giản là ta biết nghĩ đến người khác, mà trước hết là chúng ta nghĩ đến chính mình, nghĩ đến sự an lành của tâm hồn mình.
Theo lẽ tự nhiên, mọi vết thương trên cơ thể chúng ta đều có khả năng lành lặn trở lại. Một cành cây bị cắt đi sẽ lại mọc lên những chồi non xanh tươi. Còn vết thương trong tâm hồn, lẽ nào chúng ta cứ để nó mãi đau đớn âm ỉ? Gặm nhấm nỗi đau của bản thân tức là chúng ta đang ngoan cố chống lại quá trình lành lặn của vết thương. Tại sao chúng ta cứ phải hành hạ mình như thế? Tha thứ cho người khác chính là giải thoát cho bản thân, là cách tốt nhất để có một cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản.
Tôi biết có một người phụ nữ nhất quyết đòi tòa án cho chị được ly hôn với chồng. Mặc cho những lời khuyên và những lý do hòa giải được đưa ra, chị vẫn khăng khăng giữ ý định đó, vì chị không thể nào chấp nhận nổi đứa con ngoài giá thú của chồng mình với một người phụ nữ trẻ đẹp khác. Bạn thử đoán xem, sau khi tòa xử cho ly hôn, ai sẽ là người chịu nhiều thiệt thòi hơn? Chính là người phụ nữ và bốn đứa con nhỏ của chị ta. Giờ đây, chị phải sống vò võ một mình, nuôi bốn đứa con. Bốn đứa con chị phải lớn lên trong sự thiếu vắng tình yêu thương của người cha. Thế còn chồng chị thì sao? Anh ta đã kết hôn cùng người phụ nữ trẻ đẹp kia và có một cuộc sống mới rất hạnh phúc.
Có rất nhiều lời khuyên rằng chúng ta phải biết tha thứ cho người khác. Dù đây là điều rất khó thực hiện, tôi vẫn tin rằng lòng bao dung là một điều thiết yếu giúp chúng ta sống hạnh phúc. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó tha thứ cho người khác, hãy bình tĩnh suy nghĩ xem điều gì là quan trọng hơn đối với cuộc sống của bạn. Và khi bạn biết hướng đến điều có ý nghĩa quan trọng đó, lỗi lầm của người khác sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Chẳng hạn, khi cảm thấy khó mà bỏ qua sai trái của người bạn đời, bạn bè, cấp trên, hay một người nào đó bỗng nhiên xúc phạm bạn, bạn hãy thử nghĩ đến một điều gì khác - một mối quan hệ khác, một công việc mới, một ước mơ và hướng tới nó. Bất cứ khi nào bạn hướng đến những điều cụ thể như vậy, tự nhiên bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc, nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Và có thể bạn chẳng còn phải bận tâm đến chuyện mình có nên tha thứ hay không nữa, vì lúc này xem như bạn đã quên rồi, đã tha thứ tự khi nào rồi, những gì đã qua cũng trở thành “chuyện xa xưa” rồi! Bạn cứ tự hỏi mình xem, chắc gì trong thời gian hai, ba năm nữa, mình còn nhớ nổi những chuyện bực mình này. Cuộc đời còn biết bao điều thú vị khác đáng để bạn quan tâm hơn!
Tóm lại, bạn có tha thứ cho người khác hay không là do thái độ, lựa chọn của chính bạn. Tha thứ không chỉ đơn giản là vấn đề cảm nhận, mà còn là vấn đề của sự suy xét khôn ngoan. Nó không chỉ là vấn đề của con tim, mà còn là của khối óc. Nếu bạn biết tha thứ, nghĩa là bạn đã trưởng thành hơn một bậc, bởi trên hết, tha thứ chính là tự đem lại sự an lành, hạnh phúc cho tâm hồn mình . 
Nguồn: tài liệu sưu tầm

Bạn có mong đợi cuộc đời phải thật công bằng?

Bạn có mong đợi cuộc đời phải thật công bằng?

“Nếu như mọi hạnh phúc trên đời đều đặt trên nền tảng của sự công bằng, thì cuộc sống chẳng còn gì là thú vị và để chúng ta phải cố gắng nữa!”
Bertrand Russell

Có bốn người bạn cùng bắt tay vào khởi sự một doanh nghiệp. Họ phải thế chấp một tài sản khá lớn để vay vốn. Vì thế, họ phải làm việc 68 giờ mỗi tuần trong thời hạn một năm và không hưởng lương.
Một năm sau, khi họ đã có đủ số vốn cần thiết, một người thông báo cô ta có thai và đề nghị được nghỉ hộ sản trong vòng ba tháng.
Cô cũng yêu cầu cắt giảm giờ làm theo lời khuyên của bác sĩ sản khoa. Nhưng ba người bạn còn lại tỏ ra không hài lòng. Họ cho như vậy là không công bằng. Và suốt mấy tháng sau đó, họ không ngừng than vãn, khó chịu.
Bạn nghĩ thế nào về điều này? Xét trên nguyên tắc thì đúng là họ có quyền không bằng lòng. Nhưng trên thực tế, nếu lúc nào con người cũng bận tâm đến những điều không công bằng thì chúng ta không thể nào giải quyết được các vấn đề của mình. Mục đích của cả bốn người khi tham gia thành lập công ty phải chăng là quan tâm đến chuyện công bằng ? Điều mà họ quan tâm nhất vẫn là sự thành công trong công việc kinh doanh, về lợi nhuận mà họ sẽ thu được. Nếu biết chú ý đến điều đó, họ sẽ không còn mất thời gian so sánh điều này, điều kia có công bằng hay không. Thay vào đó, họ tập trung tâm sức để thúc đẩy công việc kinh doanh ngày một phát triển hơn.
Cuộc sống vốn dĩ không công bằng, luôn chứa đựng những điều bất ngờ, rủi ro ngoài ý muốn. Rất nhiều người không may lâm trọng bệnh, hay bỗng nhiên phải gánh chịu những tổn thất mà họ không hề gây ra, không hề lường trước. Có biết bao khó khăn, bất trắc, thảm họa nằm ngoài tầm kiểm soát, điều khiển của con người. Nếu chúng ta đo đếm hạnh phúc của đời mình dựa trên những điều mà chúng ta không có được và cảm thấy không công bằng, thì chắc chắn lúc nào chúng ta cũng thấy thân phận mình sao hẩm hiu quá! Không ai có thể sống bình yên suốt đời mà không bị những biến cố ngoài ý muốn tác động. Vì vậy, cách tốt nhất là chúng ta hãy hướng đến những gì ta đã và đang có, những niềm hy vọng mới, để cảm thấy nhẹ nhàng hơn đối với những nỗi buồn, những điều rủi ro trong cuộc sống.
Có những bất hạnh mà ta cứ nghĩ chỉ có một mình mình phải gánh chịu, nhưng thật ra, đã có cả hàng trăm ngàn người trước ta đã từng trải qua. Cho nên, một thái độ sống tích cực không phải là ngồi than thân trách phận, cho rằng cuộc sống bất công với mình mà là biết cách thích ứng với hoàn cảnh sống, nhận thức rõ những gì cần làm để vượt lên và thay đổi tình thế. Chúng ta luôn mong cuộc sống phải công bằng. Thế nhưng, trong khi người khác đang phải vất vả tìm cách cải biến những điều chưa tốt thì chúng ta lại chỉ biết ngồi một chỗ mà than trách. Làm như vậy tức là chúng ta đã không công bằng với chính bản thân mình và với người khác rồi!
Tại sao trong cùng một hoàn cảnh, cùng chịu tác động của một biến cố không may, nhưng người này thì tìm thấy hướng đi lên, còn với người kia thì chỉ thấy toàn đau thương, mất mát? Tất cả đều là do cách nhìn của chúng ta.
Khi than trách, cũng là lúc bạn tự đánh mất cơ hội để vươn lên. Điều này có nghĩa là bạn đã tự mang lại cho mình sự bất công. Nhiều người khác không mất thời gian và công sức để oán than cuộc sống, họ biết tích cực suy nghĩ và hành động nhanh chóng để cải biến hoàn cảnh.
Trong trường hợp của bốn người bạn cùng thành lập công ty nêu trên, thay vì trách cứ mất lòng nhau, họ chỉ cần ngồi lại với nhau một chút để tìm giải pháp tốt nhất cho vấn đề. Ba người bạn kia có thể cố gắng làm thêm giờ một chút, còn người bạn nữ phải nghỉ hộ sản thì có thể bớt đi một chút thu nhập của mình trong thời gian nghỉ. Giải quyết theo cách đó thì công việc của công ty sẽ tiến triển đều đặn mà tình cảm bạn bè cũng vẫn tốt đẹp.
Phải chăng lâu nay, bạn đã bỏ lỡ biết bao cơ hội để sống hạnh phúc khi bạn cứ một mực đòi hỏi mọi chuyện trong cuộc sống đều phải công bằng theo ý mình? Trong mọi tình huống, bạn có biết làm thế nào để mình cảm thấy được tự do, thoải mái, nhẹ nhõm và hạnh phúc hơn không? Trong mỗi hoàn cảnh tưởng chừng như rất bất lợi, khó khăn, bạn vẫn có thể học được một bài học tuyệt vời nào đó. Đó mới chính là sự công bằng mà bạn xứng đáng được hưởng, vì bạn đã phải rất vất vả mới tìm ra nó. Còn nếu chúng ta cứ ngồi oán trách mọi thứ “sao không công bằng” thì có nghĩa là chúng ta tự đem đến sự bất công cho chính mình!
Tại sao chúng ta không nghĩ rằng, đằng sau tất cả những sự kiện, những biến cố tưởng chừng như “vô cùng bất công” của cuộc sống, chính là những cơ hội tuyệt vời để bản thân ta rèn luyện tính kiên nhẫn, hiểu cuộc sống, đồng cảm với người khác…? Trên hết, qua những điều tưởng như “không công bằng” ấy, bản thân ta được trưởng thành hơn. Và như vậy thì, cuộc sống có công bằng hay không là do ở cách nhìn nhận và nỗ lực nơi bản thân ta mà thôi!
 
Nguồn: tài liệu sưu tầm

Nếu phải sống trong âu lo triền miên...

Nếu phải sống trong âu lo triền miên...

“Nếu gặp một điều lo lắng, trước hết, bạn hãy nghĩ thêm: điều tồi tệ hơn nữa có thể xảy ra là gì? Sau đó, bạn hãy chuẩn bị tinh thần chấp nhận điều đó. Và sau cùng, bạn sẽ dễ dàng vượt lên điều bạn đang gặp.”
Dale Carnegie

Renée đang gặp một số khó khăn trong công việc. Sự lo lắng như đang tra tấn cô hàng ngày. Cô đem nỗi lòng của mình tâm sự với một người bạn. Người bạn hỏi lại: “Thế cậu có cho rằng sẽ có một điều gì đó còn tồi tệ hơn nữa không?”. “Dĩ nhiên là không!” - Renee trả lời - “Ồ! Điều tồi tệ hơn, nếu có, chắc hẳn phải là chuyện chồng mình phản bội mình! Hoặc mình hay người thân bị tai nạn.”

Nhờ câu hỏi của người bạn mà Renee chợt nhận ra, chuyện mất việc không phải là mối bận tâm hàng đầu của cô. Và với suy nghĩ như vậy, Renee đã quay lại làm việc một cách vui vẻ, tích cực hơn. Cô chẳng còn bận tâm nhiều về những bất đồng đã xảy ra với cấp trên, cũng như nguy cơ bị mất việc mà cô đã tự hình dung trước đó.

Câu nói của Dale Carnegie mà tôi trích dẫn ở đầu mục này quả là một gợi ý tuyệt vời để mỗi chúng ta đương đầu với mọi lo lắng trong cuộc sống. Trước hết, chúng ta cứ thử nghĩ xem còn điều gì tồi tệ hơn có thể xảy ra nữa không. Và sau đó, chúng ta tìm cách vượt lên hoàn cảnh hiện tại. Đó cũng chính là phương pháp mà Renee đã áp dụng. Thật thú vị là sau đó, cô đã nhận thấy mọi thứ không đến nỗi quá tồi tệ như cô hình dung. Điều đó giúp cô cảm thấy vẫn còn may mắn, yên tâm hơn, vững vàng và thoải mái hơn trong công việc hiện tại của mình.
Phải chăng những gì bạn đang lo lắng luôn là quan trọng nhất trong vô số những lo toan hàng ngày của bạn? Trước những khó khăn của cuộc sống, liệu bạn có vững lòng? Bạn cứ tự hỏi mình xem, điều gì tồi tệ hơn có thể xảy ra được nữa? Câu hỏi này thực sự giúp bạn thoát ra khỏi vùng xúc cảm của não bộ, nơi mà những nỗi lo luôn luôn tìm cách nhấn chìm bạn, sang một vùng mới gọi là vùng tư duy của não bộ. Đó chính là nơi mà bạn có thể xây dựng cho mình một kế hoạch làm việc, dự liệu trước những tình huống hoặc sự việc bất ngờ có thể xảy đến. Kế hoạch làm việc của bạn, tự nó cũng đã mang lại cho bạn cảm giác tự tin, nhẹ nhõm, khuây khỏa và an tâm hơn rất nhiều rồi! Nó giúp bạn nhận ra mình có khả năng ứng phó với mọi tình huống thay đổi bất ngờ.

Kathi, một khách hàng của tôi, trong một thời gian dài đã bị ám ảnh bởi ý nghĩ mình có thể sẽ bị ung thư vú. Cả mẹ và chị của cô đều mắc phải căn bệnh này, nên về mặt lý thuyết, cô hoàn toàn có khả năng bị ung thư. Để đối phó với nguy cơ mắc bệnh, Kathi bắt tay vào thực hiện một kế hoạch phòng ngừa và phát hiện sớm căn bệnh. Cô thu thập và nghiên cứu những tài liệu y khoa nói về ung thư vú. Hàng ngày, cô tự kiểm tra ngực của mình theo chỉ dẫn của sách báo. Cô cũng thực hiện một chế độ ăn uống dành riêng cho người có nguy cơ bị ung thư vú cao. Cô nghĩ đến những bác sĩ uy tín mà cô sẽ đến để chữa bệnh. Và cô đã cảm thấy mọi việc tốt hơn lên khi cô ý thức được rằng, mình có khả năng đương đầu với tình huống xấu nhất.

Thật ra, một khi chúng ta đã chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, thì đó chính là lúc chúng ta có thể hy vọng nhiều nhất. Bởi lẽ, khi chúng ta đã tập trung mọi sức lực và khả năng để đương đầu với thử thách, thì trong một chừng mực nào đó, chúng ta cũng có thể đẩy lùi hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của nó. Kinh nghiệm cho tôi thấy rằng, trong nhiều trường hợp, chúng ta hoài công lo lắng và hao tổn sức lực cho những điều gì đó khủng khiếp mà thật ra, nó chẳng bao giờ xảy đến. Thế nên, theo tôi, tốt nhất là chúng ta cứ vui sống trong hy vọng. Nếu sau này, điều mà bạn hy vọng không xảy ra như ý muốn, thì dù sao, bạn cũng vẫn có một thời gian dài được sống hạnh phúc với niềm hy vọng của mình!

Kathi đã làm được tất cả những điều trên. Trong thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm và trước khi bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng, cô đã cố gắng vui sống hết mình. Kết quả chẩn đoán cho thấy cô có một khối u ác tính bên ngực trái và cần phải tiến hành điều trị ngay. Kathi vẫn không hề cảm thấy nuối tiếc và mất đi những tia sáng hy vọng. Vì dù sao, cô cũng đã chọn một cuộc sống hạnh phúc trong khoảng thời gian dài trước đó. Kathi hạnh phúc hơn rất nhiều so với những bệnh nhân khác - những người chỉ biết sống trong lo lắng, tuyệt vọng. 
Nguồn: tài liệu sưu tầm

Những Nhà Khoa Học Tự Nhiên Nổi Tiếng Thế Giới

Những Nhà Khoa Học Tự Nhiên Nổi Tiếng Thế Giới

PYTHAGORE (580-500 Tr. CN)

Pythagore (Patigo) sinh vào khoảng 580-500 Tr. C.N. người Hy Lạp, quê ở đảo Sa.rnos, một trung tâm thương mại và văn hóa thời bấy giờ. Tương truyền rằng thời trai trẻ ông đi du lịch nhiêu nơi ờ ấn Độ, Ai Cập, Babylone để học tập nền ván hóa cổ ờ các nước.

  Tuổi ngoài 50, ông mới trở về châu Au định cư ở một hệ cảng và là trung tâm văn hóa ở tận cùng miên Nam bán đảo ngựa. Tại đây, ông mở trường dạy Triết học, Thần học, Đạo đức học, toán học trong vòng 30 năm. Vào cuối đời, trong một đêm biếnđộng chính trị và xã hội của phong trào
quần chúng, trường bị .đốt cháy, cụ già Pythagore ngợm 80 tuổi bị chết trong đám lửa. Sau đó, các học trò của ông tản mạn sang Hy Lạp mở các trường dạy chủ yếu vê số học, hình học tạo nên trường phái Pythagore.
  Sự liên hệ giữa các cạnh của một tam giác vuông (a + b = c ) đã được nêu ra trước Pythagore khoảng 1000 năm, vào thời cổ Bnhylone, nhưng Pythagore đá có công chứng minh định lý đó và mở rộng phạm vi áp dụng nó đế giải nhiều bài toán về lý thuyết và thực tiễn. Nó là chìa khóa để xây dựng nhiêu định lý khác trong hình học nhờ vận dụng định lý Pythagore ta tìm được nhiêu hệ thức lượng trong các hình. Việc tinh cạnh của tam giác thường, chiêu cao, trung tuyến, của tam giác, đường chéo của hình bình hành đều đưa vào định lý Pythagore. Ngoài ra, trên cơ sở của định lý Pythagore các nhà toán học về sau đã xây dựng được một số các bài toán mới có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Đó là việc tìm các số Pythagore và giải bài toán Fermat mà ta đã biết. Pythagure là người đâu tiên chỉ ra rằng:
Tổn các góc trong của tam giác bằng 180°
Mặt phẳng có thể phủ kín bằng những tam giác đều ghép kề với những hình vuông và hình lục giác đều có cạnh bằng nhau.
Ông cũng đã đùng phương pháp hình học để chứng minh rằng:
Tổng cục số lé liên tiếp thì bàng một số chính phương
(1 + 3 = 4; 1 + 3 + 5 = 9; 1 + 3 + 5 + 7 = 16,...).
- Hiệu bình phương của hệ số nguyên liên tiếp thì bằng một số lẻ
(22 - 12 = 3; 32 - 22 = 5; 42 - 32 = 7...).
Ngoài ra, ông còn nghiên cứu về các đa diện đều trong không gian ba chiêu như tử diện đều, lục diện đều, khối lập phương, bát diện đều v.v...
Trong một thời gian dài, loài người mới chỉ biết dùng số nguyên, số hữu tỷchứ chưa có khái niệm về số vô tỷ. Từ các số tự nhiên 1, 2, 3,... ông đi đến các số hữu tỷ và khẳng định rằng với các số hữu tỷ ta có thể biểu diễn mọi số. Thế nhưng khi phải tinh căn bậc hai của 2 ông đã không thể ' biểu diễn nó bằng một số hữu tỷ nào. Pythagore cũng  nghiên cứu cả kiến trúc và thiên văn. ông cho rằng Trái đất là hình cầu ở tâm của Vũ trụ Mặt trời, Mặt trăng và các hành tinh đều quay quanh Trái đất và cô chuyển động riêng biệt, khác với chuyển động của các định tinh.
Pythagore viết nhiêu văn thơ. ông đã đê ra những phương châm hành .động và xử thế như sau:
- Hãy chỉ làm những việc mà sau đó mình không hối hận và bọn mình không bươn lòng.
- Hãy sống giản dị, không xa hơn.
 - Đừng nhắm mắt ngủ nếu chưa son lại tất cả cứ việc đã làm trong ngày qua.
- Chớ coi thường sức khỏe, hãy cung cấp cho cơ thể thật đúng lúc. đồ ăn, thức uống và những sự luyện tập cần thiết.
Trường phái Pythagore cũng nghiêncứu âm nhạc. Họ giải thích rằng độ cao âm thanh của một sợi dây phụ thuộc vào chiêu đài của dây ấy. Theo truyền thuyết, Pythagore đi qua xưởng rèn, nghe các âm thanh có độ cao khác nhau đó tiếng đập khác nhau của búa gây ra. Từ đó ông nghĩ rằng với dây đàn thi độ cao âm thanh tỉ lệ nghịch với chiêu dài của dây ấy Với ba sợi dây đàn ta có thể nghe được một hợp âm cân đối và dễ nghe nếu chiều dài của dây tỉ lệ với 6, 4, 3. Từ đó Pythagore kết luận rằng mọi sự cân đối đều phụ thuộc vào các số, và số bao giờ  các hiện tượng. Trước khi qua đời, Pythagore còn dặn  lại học trò của mình hãy nghiên cứu âm nhạc và số học.

 DÉMOCRITE (460-370 Tr. C.N)
NHÀ TRIẾT HỌC, NHÀ BÁC HỌC ĐỀ XƯỚNG THUYẾT NGUYÊN TƯ THÔ SƠ THỜI HY LẠP CỔ ĐẠI.
Cách đây hàng nghìn năm, các nhà hiên triết, các nhà Bác học từ Đông sang Tây đã hằng cố gắng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: vật chất cấu tạo như thế nào, vạn vật xung quanh ta thiên hình vạn trạng nhưng phải chăng đều do một số yếu tố nào đấy cấu tạo nên.

 Các triết gia thời trung Quốc Cể đại đê xướng thuyết âm, Dương Ngũ hành (Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thôi Thời ân Độ Cổ đại có thuyết lôcaita cho rằng vạn vật đều do bọn nguyên tố ban đầu là lửa, nước, không khí và đất cấu tạo nên. Các triết    gia thời Hy tạp Cổ đại mà người chủ trương một thuyết. Héraclite (thế kỷ VI Tr. CN) cho rằng bản chất của thế giới là lửa. Anaximène, người đông thời với Héraclite, cho rằng bản chất của thế giới là không khí. Thalès (640 - 546 Tr. CN) được mệnh danh là một trong bấy "người    hiền" thời ấy Lạp Cổ đại chủ trương rằng bản chất của thế giới là nước. ông lập luận nước đông lại thì thành chất rắn, nước bốc hơi thì thành chất khí, tóm lại tất cả đều có căn nguyên từ nước. ông còn nói: "Vũ trụ được nâng đỡ    bới nước, quả đất được mong bới nước, ngọn lửa của mặt trời và các sao được nuôi dưỡng bới thời bốc lên của nước ".   
Trong số các nhà triết học và khoa học thời xưa bàn vê cấu tạo của vật chất, người phát biểu đúng đắn hơn cả là nhà Bác học thời Hy Lạp cổ đại Démocrite (Đêmôcnt). ông cho rằng vạn vật muôn màu muôn vẻ, nhưng cuối cùng đều cấu tạo bởi nhưng phân tư nhỏ nhất là nguyên tử (chữ Hy Lạp đơm là nguyên tử, có nghĩa là không thể chia cắt được nữa). Thuyết của Démocrite được gọi là thuyết nguyên tử thô sơ. Tuy thuyết này có dựa trên nhàn xét khoa học, nhưng chỉ mới có tính chất cảm tinh.
Trước chúng ta gàn 2500 năm Démocrite đã viết: "Chúng ta nói nóng, chúng ta nói
lạnh, chúng ta nói ngọt, .chúng ta nối đắng, chúng ta nói màu số nhưng thực ra chỉ có nguyên tử và chân không".
Démocrite sinh năm 460 Tr. C.N) tại Abdère thuộc xứ Thrace, là miền đất thuộc một 'phần của nước Hy Lạp và nước Thồ Nhĩ Kỳ ngày nay, phía Nam nước Bu/garia. ông vừa là nhà triết học, vừa là nhà khoa họe uyên thân vê nhiêu khoa học tự nhiên. Aristotle* da viết vê ông như sau: "Ngoài Démocrite ra hầu như chưa có ai nghiên cứu một cách cặn kẽ về một uẩn để gỉ. Démocrite hộ như đã suy nghĩ đến tất cả mọi cái". Thuôn dễ Phlionte viết: "Cái ông Démocrite thật là một người hiền". Triết gia Đức Friedrich Nietzche (1844-1900) viết:
 "Trong tất cả có hệ thống cổ đại, hệ thống của Démocrite là logic hơn cả".
 Truyền thuyết thời xưa đã đề lại cho ta hình ảnh một Démoerite như là Bác học uyên thâm về nhiêu mặt và một con người luôn tranh đấu, đây lạc quan. Tác phàm nổi tiếng Vũ trụ luận của ông vừa có toán học, thiên văn học, khoa học - kỹ thuật,  vừa có triết học, văn học Các tác phẩm Bàn về thi ca , Sự cân bằng về tâm hồn vừa là văn học, triết học, vừa là luân lý Tư tưởng Démocrite đã có ảnh hưởng lớn đối với nhiêu triết gia đương thời cũng như của các thế kỷ tiếp theo.

HIPPOCRATE (460 Tr. CN)
HIPPOCRATE VÀ PHONG TRÀO PHỤC HƯNG Y HỌC HIPPOCRATE (460 Tr. CN)

Hippocrate là một đại danh y thời cổ, sinh ở đảo Cos vùng biển Kgée, Hy Lạp vào năm 460 Tr C.N. ở phương Tây, ông được suy tôn là tổ sư của y học Truyền thuyết cho rằng Hippocrate là con mệt người làm thuốc được cha truyền cho những kiến thức Y y tôi tiếp tục học ở Athènes và tiếp đó đi du học nhiều nơi: đến Thrace, Thessalie, Macédoine... Sau được phụ trách đền thờ Esculape ở đảo Cos;

  Hippocrate đã sống và hành nghề nhiêu nằm trên đảo Cos và nổi tiếng từ đấy, Trường phái y học do ông sáng lập được gọi là "trường phái Cos". Tục truyền rằng Hippocrate thường ngồi dưới cây phong lớn để giảng bài lâm sàng cho các môn đô.
Ngày từ thời ấy, Hippocrate đã đưa lại nhiêu quan điểm mới và tiến bộ; ông đã tách rời tôn giáo với y học, xây đựng y học trên cơ sở vật chất, dựa vào quan sát lâm sàng cụ thể tỷ mỹ và căn cứ vào các dấu hiệu triệu chứng của bệnh đê chữa trị. Ông luôn nhấn mạnh rằng bệnh tật là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể, không phải do ma lực huyên bi gì gây nên như các thầy phù thủy, lang băm huyên truyền. Hippocrate đã mở ra một kỷ nguyên mới cho y học, kỷ nguyên các thầy thuốc lâm sàng, quan sát theo dõi bệnh tật như một hiện tượng thiên nhiên.
Hippocrate đã riêu lèn một số nguyên tác chữa bệnh cơ bản: chủ yếu là nâng cao sức đè kháng tự nhiên của (xi thể, tránh tài cả những gì cản trở khả năng tự điều chỉnh, tự chữa đem lại sức khỏe tự nhiên của cơ thể. ông hết sức chú ý đến các biện pháp để làm cho toàn trạng cơ thể mạnh khỏe lên hơn là chỉ chăm chú dung nhiều vị thuốc đơn thuốc, ví như chú ý cách sinh hoạt ăn uống, ngủ - thức, tắm ngâm mình ở các suối khoáng... chỉ dung phép tẩy, lợi tiểu.~ khi nào thật cần thiết. Lúc bệnh nhân ở thời kỳ hòi phục sắp khỏi, ông khuyên nên thay đổi không khí mòi trường và tinh toán số lượng chất lượng thức an uống thật cần thiết đúng mức, bơi thế người ta gọi đó là một nền y học tự nhiên.
Hệ thống y học nổi tiếng của ông dựa trên sự thay đổi các khí chất với quan niệm cơ thể con người gồm có 4 thể dịch cơ bản quyết định sức khỏe và bệnh tật là mật vàng, mắt đen, máu và đờm (niêm địch) và bởi sự nung nấu nhờ nhiệt tự nhiên mà làm biến đổi khí chất loại này sang loại khác . . .
Hippocrate nêu cao nguyên tắc là "không chỉ điều trị cái bệnh mà phải điều trị người bệnh".
Trường phái Cos của Hippocrate đã khá thành công trong điêu trị một số lĩnh vực ngoại khoa như điêu trị gãy xương, sai khớp...
Hippocrate đã chỉ trích trường phái Cnide, xuất hiện trước đó, thiên vê chủ nghĩa duy lý - rằng trường phái Cnide là đã quá phàn cắt nhỏ các bệnh..., coi thường kinh nghiệm và quan sát.
Hạn chế của y học Hippocrate là chưa nắm được hệ tuần hoàn máu, tưởng các
động mạch chứa đầy khi, coi não là một tuyến . . . và chưa biết chức năn g của các
dãy thần kinh mà họ nhầm là các gang Nói đến Hippocrate là phải nói đến đạo đức y học, đến lời thề Hippocrate nổi danh mà các thầy thuốc trước đây tuyên đọc khi
ra trường. Đại ý lời thề đó như sau đây:
"Tôi xin thề trước Apollơn - Thần chữa bệnh, trước Esculape - Thần y học, trước Thơn Hygie và Panaceé và trước sự chứng giám của tất cả có nam, nữ Thiên thần là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:
1 - Tôi sẽ coi thầy học của tôi ngang hàng với cha, mẹ, sẽ chia xẻ với các vị đó của cải cua tôi, coi con thầy như em một mình, hết sức truyền nghề cho họ không dấu nghề, không lấy tiền công như cho con tôi và các môn đệ . . .
2 - Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh... sẽ tránh mọi điều xấu và bất công . .
3 – Sẽ không trao thuốc độc cho bất cứ ai, dù họ yêu cầu cũng không gợi ý cho họ. Sẽ không trao cho bất cứ phụ nữ nào những thuộc gây sẩy thai . . .
4 - Sẽ suốt đời hành nghề trong vô tư và thân thiết...
5 - Sẽ không làm phẫu thuật có thể gây biến chứng vô sinh, mà để những công việc đó cho người chuyên khoa.
6 - Dử uẩn bất kỳ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích nghìn bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý, trà đồi bại, nhất là tránh cám đỗ phụ nữ, thiếu niên tự do hay nô lệ.
7 - Dử có nhìn hoặc nghe thấy gì trong và cả ngoài lúc hành nghề, tôi sẽ giữ im lặng trước những điều không cần để lộ ra, coi sự giữ kín đó như một nghĩa vụ v v
Hippocrate có đạo đức, nhân cách cao quý, ông từ chối những quà tặng lớn lao và không muốn cầu đến kẻ thù của Tổ quốc ông. Có một câu ngạn ngữ nổi tiếng:
"Hippocrate nói phải" còn Galien thì nói: "không" để nói lên sự đối lập giữa 2
trường phái của 2 nhà danh y. Đó là câu châm biếm nói chung về chủ đê đối lập
nhau của các ý kiến trong y học.
Bác sĩ Phạm Bá Cư, nghiên cứu về lịch ở y học đã cho rằng Y học Hippocrate là nên y học cổ truyền có tinh tổng hợp và đi vào biện chứng của tự nhiên như Đông y. Y học Hippocratelà trên thần của y học hiện âm (Tây y) bị chi phối bởi chủ nghĩa duy vật tự phát của các nhà biện chứng cò Hy Lạp, nó phát triền với tính chất là mệt nên y học tổng hợp mà bản chất là nhất nguyên, cũng như Đòng y, nó quan niệm: "Con người như một Vũ trụ nhỏ nồm trong Vu trụ lớn, một thể 'thống nhất giữa tinh thần và thể chất, có mệt sức chống bệnh tự nhiên và có khả năng thích ứng với hoàn cảnh bên ngoài.
Y học Hippocrate còn có những quan điểm, với giá trị chân lý còn ảnh hưởng lớn lao đến ngày nay. Phút Cartnn, trong cuốn Những nguyên lý cơ bản của y học Hippocrate đã nhận định:
Y học hiện đại tưởng có thể chẩn đoán và điều trị tất cả nới những phát minh và
trị liệu mới nhất của mình, nó không hình 'dung rằng nhiều trường hợp người
xưa chữa khỏi cớ lẽ chậm hơn nhưng bền trừng hơn với những phương tiện đơn
giản, tự nhiên hơn, và ông đi đến kết luận: "chữa bệnh theo phương pháp tự nhiên, bằng cách sản chữa những sai lầm trong sinh hoá vật chất, và đời sống tinh thần là biện pháp tốt nhất, căn bản nhất để tạo nên một thiên đích tụ nhiên trong chữa bệnh và phòng bệnh..."
Hiện nay, trong y học thế giới có một xu hướng lớn từ một số nước chịu ảnh  hưởng của nền văn minh La tinh như Pháp, ngựa, châu Mỹ La tinh... có phong trào Phục hưng y học Hippocrate (Mouvement Néo – Hippocratique) đang phát triển. Tại hội nghị quốc tế lần thứ 8 về Nội khoa ở Buenos Aires (1964) Giáo sư Mariano de Castex đã nhận định:
Những năm gần đây, trước sự xâm lấn của kỹ thuật học - khoa học và nội khoa... đã làm mất nhân tính của người bệnh và mất tư cách cửa người thầy thuốc... Trước tình hình đó, truyền thống lâm sàng cổ điển - đại diện là Y học Hippocrate đã đứng lên  bênh vực đặc quyền của quan sát lâm sàng sáng ngời bởi uy tín chủ 25 thế kỷ vô cùng phong phú!" Nhà ngoại khoa nồi tiếng Leriches cũng đã viết: "Say sưa với phân tích là mới lạ, y học (hiện đại) khao khát được một phút tổng hợp; để được hồi súc nó muốn trở về với Hippơcrate!".
Như thế là y học ngày nay muốn trở về với quan niệm toàn diện, tổng hợp về cái bệnh và người bệnh, đó là xu hướng của học thuyết y học " Tân Hippocrate" (Néo Hippocratisme).

BIỂN THƯỚC

 
Nói đến danh y thời xưa ở Trung Quốc nhân dân thường ca tụng tài nâng chữa bệnh của Biển Thước, Hơn Đà.
Biển Thước họ Tân, tên là Việt Nhân, người ờ Bột Hải nước Trịnh nay là huyện Nhâm Khâu, tỉnh Hà Bác, Trung Quốc.  Ông sinh vào khoảng thế kỷ thứ V Tr C.N.


Biển Thước theo học nghề y của Trường Tang Quân, ông thường giao du rộng, đi khắp nơi để chữa bệnh cho dân.  Ông từng đến Cam Ngác kinh đô nước Việt, nơi đây ngàn xưa phong tục rất tôn trọng phụ nữ để chữa bệnh sản phụ khoa; đến Lạc Dương, kinh đô nhà Chu, nơi đày có phong tục quý trọng người già để chứa cái bệnh vè Tai vê Mai; rồi đến Hàm Dương, kinh đô nhà Tân, nơi đây cũng có phong tục rất quý con trẻ để chữa các bệnh vê Nhi khoa... Qua đó ta thấy ông có kiến thức rất rộng vè Y học và thường căn cứ vào nhu cầu của nhân dân mà phục vụ, bởi thế ông đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong nhân dân.
Biển Thước nghiên cứu sâu vè Mạch học. Sách Sử ký viết: Đến nay nói về Mạch là từ Biển Thước mà ra, đủ biết là Biển Thước rất giỏi về Mạch pháp.
Khi Biển Thước ờ nước Tê, chỉ nhìn qua mà biết Tê Hoàn Công có bệnh, ông khuyên Hoàn Công nên điều trị sớm. Tề Hoàn Công không những không nghe mà còn có vẻ không bằng lòng cho rằng Biển Thước có y xu phụ, cầu cạnh gì đây, ta vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt như thường mà! Chỉ ít lâu sau, quả nhiên Tê Hoàn Công phát bệnh, cho người tìm Biển Thước thì ông đã đi xa rồi, ngay sau đó bệnh của Tê Hoàn Công nặng quá không chữa được nữa.
Biển Thước là vị danh y nắm vững nhiều phương pháp chữa trị như chăm chích, xon bóp, thang dịch: Có lần đi qua nước Quắc, ông và các học trò vận dụng nhiều phương pháp điêu trị để chữ      cho Quắc Thái tử bị chấn thương khỏi bệnh. Người ta đồn Biển Thước có tài cải tử hoàn sinh, song ông khiêm tổn nói rằng: "Việt Nhân này không có tài làm sống lại người đã chết được đâu, mà chỉ có khả năng làm cho người đương sống khỏi bệnh thôi". Qua đây đủ biết ràng Y thuật và Y đức của ông ta cao như thế nào.
Tư Mã Thiên viết chuyện về Biển Thước, tổng kết sáu bệnh không chữa được trong đó có một bệnh là: chỉ tin thầy bói mà không tàn 'thầy thuốc thì không chưa trị được! Đủ biết ông phản đối mê tín, dị đoan, bói toán thế nào.
Cuối cùng Biển Thước đến nước Tân để chữa bệnh cho người. Thái y nhà Tân tự biết y thuật không bằng Biển Thước, đem lòng ganh ghét, sai người ám hại ông. Người nước Tân rất quý trọng biết ơn và thương nhớ Biển Thước, đến nay nhiều nơi còn lập bia, miếu thờ ông.
Hiện nay, còn cuốn sách Hoàng đế 81 nạn kinh gọi tắt là Nạn kinh, tương truyền là do Biển Thước soạn. Nội dung cuốn sách bao quát ba vấn đề:
1. Chẩn pháp nói về cách xem mạch thốn khẩu
2. Liên quan giữa Tạng phủ và học thuyết Kinh lạc
3. Phương pháp dửng châm cứu.
Các y gia đời sau rất coi trọng sách này và đã có nhiều học giả chú giải thêm vào.
Người làm Đông y thường nhắc đến bốn bộ sách kinh điển xưa của Đông y là: Nội, Nạn, Thuổng, Kim chữ Nạn đây chính là chỉ cuốn Nạn kinh vậy.
 
ARISTOTLE (384-322 Tr. CN)Aristotle  là nhà triết học và tự nhiên học tiêu biểu nhất và lẫy lừng nhất của nền văn minh Hy-lạp Cổ. Ông sinh tại vùng Stagyvre ở Hy Lạp, trên bờ Tây Bắc biển Egée. Bố Aristotle là ngự y ở Hoàng cung.


  Trong gần 20 năm, Aristotle là học trò của nhà triết học lớn thời cổ Platon (427-347 Tr. C.N).Aristotle cũng là người thầy và người bạn vong niên của  Alexandros Đại đế, nhà quân sự và chính in lẫy lừng nhất thời ấy. Aristotle đã đi chu du nhiêu nơi trong suốt 12 năm, và đã cùng nhà hiên triết Mitylen thành lập một trường học và thư viện nổi tiếng ở Thủ đô Hy Lạp, Athènes vào năm 335 Tr. C.N.
Aristotle cũng là người thầy và người bạn vong niên của Alexandros Đại đế, nhà quân sự và chính in lẫy lừng nhất thời ấy. Aristotle đã đi chu du nhiêu nơi trong suốt 12 năm, và đã cùng nhà hiên triết Mitylen thành lập một trường học và thư viện nổi tiếng ở Thủ đô Hy Lạp, Athènes vào năm 335 Tr. C.N.Aristotle cũng là người thầy và người bạn vong niên của Alexandros Đại đế, nhà quân sự và chính in lẫy lừng nhất thời ấy. Aristotle đã đi chu du nhiêu nơi trong suốt 12 năm, và đã cùng nhà hiên triết Mitylen thành lập một trường học và thư viện nổi tiếng ở Thủ đô Hy Lạp, Athènes vào năm 335 Tr. C.N.
Tác phẩm viết còn lại là ghi chép để chuẩn bị nói chuyện hay giảng bài của ông. Đó là một hệ thống kiến thức đặc biệt uyên thâm và phong phú - đa dạng bao gồm rất nhiều ngành kiến thức tiêu biểu về sinh học, lý, tâm lý, lý luận triết học siêu hình, thẩm mỹ học, chính trị, thơ ca và văn biện luận. Marx đã đánh giá Aristotle là "nhà tư tưởng vĩ đại nhất của phương Tây Cổ đại". Hầu như toàn bộ tác phẩm của Aristotle đã được phương Tây thời đó chấp nhận, xem như cơ sở đáng tin cậy ưu tiên trong mọi lĩnh vực của nền học vấn kinh điển. Đặc biệt, trong suốt 10 thế kỷ thời Trung cổ (từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XV một trong những chuẩn mực đạo đức và kiến thức của sinh viên đại học là "không cho phép bất cứ ai phê phán, chỉ trích, bác bỏ, phản đối lời đây của các bậc thầy . . . " trong đó đứng đâu là bộ ba Aristotle, Hyppocrate, Galien . . . ) Từ thế kỷ thứ IX, tư tưởng Aristotle cũng ảnh hưởng rất mạnh đến nền triết học, thần học, và khoa học của văn minh Islam.
-Sự nghiệp:
 (Chủ yếu trong lĩnh vực sinh học) quan điểm khoa học của Aristotle là mục đích luận: "Thiên nhiên không bao giờ làm gì thừa và luôn thực hiện một việc theo một mục đích xác đinh". Ông tin rằng mọi việc đều do Thượng đế hay Đấng Tối Cao an bài, điêu khiển. Về con người, trong bản thảo bàn vè linh hồn,
Aristotle cho rằng "Mọi hiểu biết đều bắt nguồn từ cảm giác".
Theo Aristotle, linh hồn gồm 3 phần:
  • Linh hồn thực vật tính: phụ trách các chức năng không gây cảm giác và không điều khiển được (như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa v.v.)
  • Linh hồn động vật tính: phụ trách các chức nàng có gây cảm giác vờ điều khiển được bằng ý chí (như hệ vận động).
  • Linh hồn duy lý hay trí tuệ, chỉ có ở con người. ông giải thích: Hơi nóng của màu vốn là nơi cư trú trong tim, trụ sở của trí tuệ, thỉnh thoảng có thể tràn lên nào để được làm mát và tồn bớt nhiệt thừa, chính là nhân tố bí mật điều khiển cơ thể. Về động vật, ông đã quan sát và xét đoán miêu tả tới 500 loại.
Tác phẩm còn lại là Động vật dữ, bàn về cấu tạo của động vật; Dông vật học.  Aristotle đã trình bày cấu tạo giải phẫu tương đối chi tiết và chính xác của 50 loài động vật. Giới động vật được Aristotle chia thành hai nhóm không có lông và có tổng, hoặc "không có máu và có máu”.
Aristotle cũng đã bước đầu xây dựng các khoa phân loại động vật tương đối hợp lý. Ông đã căn cứ vào hình thái ngoài, cấu tạo trong, nơi cư trú, tập tính sinh hoạt để phân loại. Theo Aristotle,
sinh vật thấp nhất là thực vật, sinh vật lớn nhất là thú và đặc biệt là người. Ông cũng đã mô tả 3 kiểu sinh sản, trong đó hai là đúng (sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính) còn một là sai (sinh sản tự phát, còn gọi là "ngẫu sinh") Aristotle cũng để lại 5 tập: Tái tạo, trong đó ông trình bày nhiều điểm tiến 'bộ và đúng về
quá trình sinh sản và phát tiên của phôi về thực vật, Aristotle cũng nghiên cứu nhiều, nhưng tiếc là chỉ còn lưu lại hai tập, nhan đề là Về cây cỏ.
Đáng mừng là học trò của ông Theophrastus (372-287 Tr.CN) đã để lại hai tác phẩm Thực vật chí và Bàn và nguồn gốc thực vật, trong đó ông đã miêu tả 500 bài cây trồng và cây
hoang dại, cũng như xác định đây đủ các điểm khác biệt chủ yếu giữa động vật và thực vật.
  
EUCLIDE (330-275 Tr.C.N)

Đời tư của ông ít được biết đến . Có thể ông sinh ra và được dạy dỗ ờ Athènes. Theo Procius thì sau đó ông đến thành Alexandne ở Ai Cập, lúc bấy giờ là trung tâm học thức, dưới triều đại của Hoàng đế Ptolémée Đệ I, tức là giữa 323 và 285 Tr . C.N.


 Và Archimedes, người sống sau Hoàng đế Ptolémée Đệ I cũng đã nói về Euclide trong tác phẩm của mình. Tại đây ông thành lập một trường học và đã giảng dạy các nguyên tắc cơ bản của môn hình học. Những nguyên tắc này đã được truyền đạt từ thời đại ông đến ngày nay. Một trong những học trò của ông là Conon, thầy giáo của Archimedes. Những nhà văn cổ đại khi viết về Euclide đều miêu tả ông là một ông già tốt bụng và nhỏ nhẹ. Học trò kính trọng ông vì lòng kiên nhẫn và tốt bụng của ông. Tuy nhiên ông cũng hết sức quả quyết ngay cả đối với đức Vua Hoàng đế Ptolémée Đệ I của Ai Cập. Một rân, Nhà Vua gặp khó khăn về việc học môn hình học trong một quyển sách của Euclide mang tên: Cơ sở của các yếu tố,  Nhà Vua đã hỏi Euc/1de có cách nào dễ hơn để cho một đức Vua học môn này; Euelide dã trả lời: "Thưa bệ hạ, không có một con đường đi đến hình học nón Chỉ dành riêng cho Vua chúa".
Người Ai Cập dùng hình học để đo đạc đất đai của nhà nông sau những cơn lũ hàng năm do sông Nil gây ra vì lũ đã xóa đi các điểm mốc đánh dấu phần đất đai của mỗi người. Các nước gọi môn hình học là Géométrie tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự do đại đất đai. Trái lại người Hy Lạp không mấy quan tâm đến việc áp dụng hình học vào đời sống thực tế mà họ thích các định lý và chứng minh của hình học và coi đó là các bài tập về logic và phương pháp suy diễn. Một dịp nọ, khi một học trò của Euclide phàn nàn rằng anh tà chẳng thấy lợi ích thiết thực của môn học này. Euclide quay sang một người hầu và bảo: "Hãy cho anh học trò này một đồng tiền vì anh ta phải có lợi nhuận từ những gì anh ta đã học được". Đóng góp vĩ đại của Euclide cho toán học là việc sắp xếp và tổ chức lại hình học thành một môn học quy củ. Ông đã đơn giản hóa và sắp xếp lại các tác phẩm riêng lẻ của các bậc trên bối, hệ thống các định lý và chứng minh nó thành một chuỗi có lôgic. Ông đã sửa lại cách chứng minh cũ và nghĩ ra cách chứng minh mới để bổ sung những điều còn thiếu sót.
Các nhà hình học đầu tiên mà Euclide đã bổ sung cho tác phẩm của họ là Thalès và Pythagore. Ai ai cũng còn nhớ định lý Pythagore: Trong tam giác vuông binh phương cạnh huyền bằng tổng binh phường 2 cạnh góc vuông.
Tác phẩm của Euclide : Cơ sở của các yếu tố được dịch ra nhiều thứ tiếng và vẫn được dùng như một quyển sách giáo khoa cơ bản về hình học từ 2.000 năm nay.
Bản dịch tiếng Anh đầu tiên của HarryBiilingsley  viết vào năm 1570. Tác phẩm này gồm 13 tập sách trong đó chỉ có sáu quyển thường được in thành sách học cho các trường trung học. Một vài phần trong tác phẩm này do học trò của ông soạn nhưng những phần chính và hướng dẫn đều là của ông. Chúng ta vẫn còn nhớ tiên đê mà mọi người có lý tri chấp nhận không cần phải chứng minh: Qua một điểm nằm trên một mít phẳng ta có thể vẽ một đường thẳng song song với một đường thong thứ hai và chỉ một mà thôi. Vào thế kỷ XIX, nhà toán học người Nga Lobachevsky cho rằng qua điểm P trong không gian có thể có vô số những đường thẳng song song. Ông đã can đảm thành lập môn hình học Phi Euclide. Một người Đức Riemann Bầu này dã đóng góp nhiều trong việc phát triển hình học Phi Euclide.
Ngoài quyển Cơ sở của các yếu tố Euclide còn viết nhiều sách khác. Nhiều quyển bị thất lạc, nhưng trong số những sách còn lại là quyển Quang học. Vào cuối thế kỷ XIX, những sai sót nhỏ trong bộ: Cơ sớ của các yếu tư Euclide những định nghĩa sai hay thiếu sự hoàn chỉnh trong các tiên đê của ông được chi ra và  bỏ đi trong các bản dịch lại. Tuy nhiên về cơ ban bộ Cơ sở của các yếu tư vàn không thay đổi giá trị của nó.
 
ARCHIMEDES (287-212 Tr.C.N)

Ông sinh tại đảo Sicile (nay thuộc Italia).  Cha Archimedes là một nhà thiên văn và một nhà toán học nồi tiếng thời bấy giờ.   Vào thời kỳ ấy, các gia đình giàu sang  thường chăm lo cho con cái có một nền học vấn toàn diện mà trọng tâm là triết học và văn học.


 Thường họ chì học toán vì càn toán để học triết học Nhưng Archimedes lại được giáo dục một cách đặc biệt, cha ông đã đưa ông đĩ sâu vào toán và thiên văn, là những lĩnh vực mà sau này ông đã có những sáng tạo vĩ đại nhất.Archimedes đã đến Alexandria, một thành phố nổi tiếng nhất thời bấy giờ của Hy Lạp, một trung tâm kinh tề, chính trị và văn hoại nơi tập trung các nhà Bác học nổi tiếng nhất. Ở đây, Archimedes tiếp tục được bồi dưỡng về toán học và thiên văn, đông thời ông cũng chú ý nhiêu đến cơ học. Sau một thời gian, khi tài năng đang đệ phát triển, ông quay về Syracuse, thành phố quê hương và ở đây cho đến khi qua đời. Archimedes đã có nhiều sáng tạo lớn trong toán học. Ông đã để lại nhiều công trình như: Về hình cầu và hình trụ; về độ do các cung, Về việc cấu trương đường parabôn; Về các đường xoắn. . .   Archimedes là một trong những người đâu tiên đã chứng minh rằng đây số tự nhiên (1, 2, 3...) là vô hạn và tìm ra cách viết, cách đọc bất cứ số dù lớn đến bao nhiêu. Archimedes đã tính được diện tích nhiều hình, thể tích của nhiều vật thể bằng một phương pháp đặc biệt. Điều này chứng tỏ rằng Archimedes đ4ã có khái niệm khá rõ về phép tính vi phân mà mãi đến thế kỷ XVII mới thực sự hình thành và phát triển với Leibnizt (Lepnit) và Newton (Niutơn)  chính vì vậy mà một nhà toán học nổi tiếng đã nói: Nếu ai bảo tôi kể tên một nhà toán học vĩ đại của tất cả thời đại thì tôi khong do dự mà trả lời rằng người đó là Archiniedes.
Archimedes còn là một nhà cơ học vĩ đại tác giả của rất nhiều sáng chế và phát minh cơ học nổi tiếng. Các công trình sáng tạo của Archimedes đều gắn liền với yêu cầu của công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc, với yêu cầu của thực tiễn. Ông đã giải quyết được nhiều vấn đề khó nhất của thời đó về khoa học và kỹ thuật.
Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả quá đất này lên. Câu nói đượm hương vị truyền thuyết đó mà người ta kể lại là của Archimedes khi ông phát minh ra lực đòn bẩy. Người ta thường kế lại câu chuyện về việc Archimedes tìm ra định luật vật nổi : Có một quốc Vương nọ yêu cầu Archimedes tìm cách kiểm tra lại một đồ vàng mà nhà Vua thuê đúc có thật là nguyên chất hay không. Ông suy nghĩ đã nhiều mà chưa tìm dược cách kiểm tra. Một lền đang tắm, ông phát hiện ra sức đẩy của nước lên người mình. Thế là quên cả mặc quần áo ông vùng chạy lên và kêu "Euréca ! " (có nghĩa là tìm thấy rồi! ). Từ đó, ông đã tìm ra đinh luật về súc đẩy cưa nước mang tên ông.

Cái chết bất tử của Archimedes

Archimedes là người yêu nước thiết tha. Trong giai đoạn cuối đời mình, ông đã tham gia bảo vệ quê hương Chống bọn xâm lược Ra Mã. Ông đã lãnh đạo việc xây dựng cái công trình kỹ thuật phức tạp và sáng chế vũ khí kháng chiến. Nhà văn Cổ Hy Lạp Plutaro đã tả lại việcquân đội La Mã bị đánh trả ờ thành phố
Syracuse như sau : "Khi quân La Mã bất đầu những cuộc tiến công từ trên đất tiền cũng như trên biển, nhiều người dân Syracuse cho rằng khó cớ thể chống lại một đội quân hùng mạnh như vậy, Archimedes liền cho mở các máy móc và vũ khí đủ các loại đơ ông sáng tạo ra. Thế là nhưng tảng đá lớn bay đi với tốc độ nhanh phi thường phát ra những tiếng động khủng khiếp, tới tấp giống xuống đầu các đội quân đi bằng đường bộ. Cùng lúc đó, có những thanh xà nặng uốn cong giống hình chiếc sừng được phóng từ pháo đài ra, liên tiếp rơi xuống tàu địch... TướngLa Mã phải ra lệnh rút lui. Nhưng bọn xâm lược vẫn không thoát khỏi tai họa. Khi các đườn tàu địch chạy gần đến khoảng cách một mũi tên bay, thì ông già Archimedes ra lệnh mang đến tấm giương sáu mặt, cách tấm gương này một khoảng, ông đạt các tấm gương khóc nhỏ hơn, quay trên các bản lề.  Ông đặt tấm giương giữa các tia sáng của Mặt trời mùa hè. Các tia sáng từ gương chiếu ra đã gây nên một đám cháy khủng khiếp trên các con tàu. Đoàn tàu biến thành đám trơ tàn..."
Câu chuyện này trước đây vẫn bị coi là hoang đường, cho mãi đến năm 1777 nhà toán học nét tiếng Buffon mời chứng minh được rằng điêu đó rất có thể xảy ra. Bằng 168 chiếc gương, trong ngày nắng Tháng Tư, ông đã đốt cháy một cây to và làm nóng chảy chì ờ cách xa 45 mét.
Archemedes còn là mệt công trình sư, một người đóng tàu thủy đây sáng tạo. Nhà văn Cổ Hy Lạp Aphinê đã tả quang cảnh công trường đóng tàu thủy của Archimedes như sau : "Nhà hình học Archimedes được giao đóng một chiếc tàu to bàng 64 chiếc tàu thường. Tất cả mọi thứ cần thiết, các loại gỗ quý thiếc chở từ
khắp nơi đến. Nhiều thợ đóng tàu cũng được triệu đến đây. Mọi việc tiến hành rất nhanh chóng, có quy củ, nên chỉ sau sáu tháng đã làm xong một nửa tàu... Riêng và hạ thủy phơn tàu này cũng làm cho mọi người - bàn cãi rớt nhiều: "Làm sao có thể đưa một con tàu lớn như vậy xuống nước ?" Nhưng Archimedes đã dùng trục quay để kéo con tàu. Với rất ít người giúp việc... Chiếc tàu khổng lồ này có đầy đủ tiện nghi, như nhà bép, nhà ăn, chỗ dạo chơi, kho lương thực, thư viện... "
Archimedes vẫn tiếp tục xây dựng sáng tạo và tham gia bảo vệ thành phố quê hương. Quân xâm lược hung hãn cố đánh phá, nhưng không thể tiến lên được.  Chúng bèn dùng cách vây thành để triệt hết mọi đường tiếp tế. Đến mùa thu năm 212 Tr. C.N, thành Syracuse bị hạ sau hai năm bị vây hãm. Quân La Mã
xông vào tàn sát nhân dân rất dã man. Một tên linh La Mã dã cầm giáo dâm chết Archimedee trong lúc ông đang ngồi trên bãi cát mải mê tinh và vẽ hình . Và trong lúc sắp bị sát hại, ông còn hô lớn, quát quân lính La Mã. "Không được đụng đến các hình vẽ của ta.”
Hơn hai nghìn năm đã trôi qua từ khi Archimedes bị quân La Mã giết hại, người đời sau vàn còn ghi nhớ mãi hình ảnh một nhà Bác học thiết tha yêu nước, đầy sáng hiến, phát minh về lý thuyết cũng như về thực hành, hình ảnh một con người đã hiến dâng cả đời mình cho khoa học, cho Tố quốc, đến tàn giờ phút
cuối cùng.
Nguồn: tài liệu sưu tầm

Làm thế nào để trở thành học sinh giỏi Hóa ở bậc phổ thông

Làm thế nào để trở thành học sinh giỏi Hóa ở bậc phổ thông

Hóa học là một bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả về phương diện thực nghiệm lẫn lý thuyết. Trong thời buổi khoa học kĩ thuật phát triển cao như hiện nay thì việc nắm vững và am hiểu rõ về phương pháp thực nghiệm cũng những kiến thức cơ bản của các bộ môn khoa học nói chung và Hóa học nói riêng.
Vậy thì thế nào là một học sinh giỏi Hóa học? Theo phó giáo sư Bùi Long Biên(ĐHBK) thì :"HSG Hóa học phải là người nắm vững bản chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học, vận dụng tối ưu các kiến thức cơ bản đã được học để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới(do chưa được học hoặc chưa thấy bao giờ)trong các kì thi đưa ra".
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, tôi đã tìm đến PGS.PTS. Trần Thành Huế(ĐHSPHN). Thầy cho rằng :"Nếu dựa vào kết quả bài thi để đánh giá thì bài thi đó phải hội tụ các yêu cầu sau đây:
1. Có kiến thức cơ bản tốt; thể hiện nắm vững các khái niệm, các định nghĩa, các định luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình; không thể hiện thiếu sót về công thức, phương trình hóa học.Số điểm phần này chiếm 50% toàn bài.
2. Vận dụng sắc bén có sáng tạo các kiến thức cơ bản trên. Phần này chiếm khoảng 40% số điểm toàn bài.
3. Tiếp thu hoặc dùng được ngay một số vấn đề mới nảy sinh do đề thi đưa ra. Số điểm phần này chiếm 6% toàn bài.
4. Bài làm trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Phần này chiếm 4% toàn bài.
Ngoài những bài thi lý thuyết, học sinh còn bắt gặp các bài thi thực hành. Đối với các bài thi loại này, yêu cầu người học sinh phải có kĩ năng thực hành tốt, khuyến khích các tài năng thực hành như sự khéo léo, có sự quan sát hiện tượng tốt và giải thích được bản chất các hiện tượng đó"
Để làm được điều đó, thì cách học như thế nào là có hiệu quả???
Chúng ta phải công nhận với nhau một điều rằng, một người có một cách học, một phương pháp học khác nhau; không thể có một khuân mẫu chung cho mọi người. Vấn đề mà có lẽ mọi người đều thống nhất là càn phải có một lòng hăng say học tập cao độ và một ý chí vươn lên thật mạnh mẽ. Trong cách học, có lẽ trước hết ta phải tìm cách nắm vững được kiến thức cơ bản. Có nghĩa là chúng ta phải lật đi lật lại vấn đề với 3 câu hỏi lớn: "Đó là cái gì? Nó như thế nào?Tại sao lại như thế?". Với ba câu hỏi ấy, bạn sẽ tìm được cách học tốt nhất cho mình.
Thí dụ: ta muốn tìm hiểu về vấn đề điện phân ta có thể có các dạng câu hỏi như sau:
- Loại pư hóa học nào xảy ra trong sự điện phân?
- Pư: NaCl —> Na + 1/2 Cl2 có xảy ra được không?
- Bản chất hóa học cuae sự điện phân là gì? Tại sao lại như thế?
- Sự điện phân và sự nhiệt phân có khác nhau hay không? Tại sao?
Cùng với việc nắm vững bản chất, ta còn phải nhớ và vận dụng. Hai yếu tố này phải đi liền với nhau, bổ sung cho nhau.
Với những yếu tố trên xem như bạn đã có một cách học rất khoa học song bạn sẽ sử dụng những yếu tố đó để làm một bài thi hóa học như thế nào? Theo tôi, để làm được trọn vẹn một bài thi hóa học với kết quả tốt nhất nhất thiết phải tuân thủ các bước sau:
Bước 1: Nắm vững đề và ý đề bài muốn chúng ta giải quyết.(rất quan trọng)
Bước 2: Phân tích đề bài(cần thiết)
Bước 3: Thực hiện lời giải(đương nhiên là phải có)
Bước 4: Kiểm tra và tự đặt cho mình một bài toán tương tự như thế.
Nguồn: tài liệu sưu tầm

 

Cách học tốt môn hoá học Phổ thông

Cách học tốt môn hoá học Phổ thông
Môn Hoá tương đối quan trọng đối với các bạn thi khối A và khối B. Để "ăn điểm" ở môn học này, bạn phải nắm được phần kiến thức cơ bản sau:

1. Củng cố và bổ sung các nội dung trọng tâm của chương trình lớp 10 gồm các vấn đề sau:

a) Các vấn đề liên quan đến phản ứng oxy hóa khử:

- Quy tắc tính số oxy hóa.

- Các mức oxy hóa thường gặp và quy luật biến đổi chúng trên phản ứng của các nguyên tố quan trọng: Cl, Br, I, S, N, Fe, Mn.

- Phải biết cân bằng tất cả các phản ứng khi gặp (đặc biệt bằng phương pháp cân bằng điện tử; chú ý các phản ứng của sắt, ôxít sắt, muối sắt).

- Phải nắm thật chắc các công thức viết phản ứng gồm: ôxít; kim loại; muối phản ứng với axit; muối phản ứng với muối; kim loại phản ứng với muối; phản ứng nhiệt luyện.

b) Các phản ứng của nhóm nguyên tố halogen (Cl, Br, I); S

Chỉ cần đọc để viết được các phản ứng coi như là đủ.

c) Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn:

- Yêu cầu phải nắm chắc đặc điểm cấu tạo; khái niệm về hạt; mối liên hệ giữa các loại hạt.

- Đặc điểm, nguyên tắc xếp nguyên tố; quy luật biến thiên tuần hoàn.

- Viết được cấu hình electron; xác định vị trí nguyên tố trên bảng hệ thống tuần hoàn.

- Sự tạo thành ion.

2. Các vấn đề ở chương trình lớp 11, ở phần này cần xem lại các vấn đề sau:

a) Các bài toán về nồng độ dung dịch, độ pH, độ điện ly, hằng số điện ly.

b) Nắm chắc bảng tính tan, để xây dựng các phản ứng xảy ra trong dung dịch theo cơ chế trao đổi ion (ví dụ phải nhớ trong dung dịch phản ứng giữa các ion với nhau phải thỏa điều kiện là sinh ra chất kết tủa hay chất bay hơi hoặc chất điện ly yếu).

c) Xem lại các quy luật giải toán bằng phương pháp ion: cách viết phương trình phản ứng dạng ion; biết dựa trên phương trình ion giải thích các thí nghiệm mà trên phân tử không giải thích được (ví dụ khi cho Cu vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu (NO3)2, HCl thấy có khí NO bay ra hay cho Al vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH, NaNO3, NaNO2, thấy sinh ra hỗn hợp 2 khí có mùi khai;...)

d) Các khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính theo Bronsted:

Vì phần này các em thiếu dấu hiệu nhận biết chúng, nên khi gặp các em lúng túng và thường kết luận theo cảm tính, do đó chúng tôi gợi ý nhanh các dấu hiệu nhận biết axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính:

* Các gốc axit của axit mạnh (Cl-, NO-3, SO2-4 ,...) và các gốc bazơ của bazơ mạnh (Na+, Ka+, Ba2+, Ca2+) được xem là trung tính.

* Các gốc axit của axit yếu (ClO-, NO-2, SO2-3 ,...) được xem là bazơ.

* Các gốc bazơ của bazơ yếu (NH+4 , Al (H2O)3+) và các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit mạnh được xem là axit.

* Các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit yếu: lưỡng tính.

e) Cách áp dụng các định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn khối lượng trong các bài toán dung dịch.

f) Xem kỹ các phản ứng của nitơ và hợp chất nitơ; phốt pho (xem sách giáo khoa lớp 11 và các bài tập chương này ở quyển bài tập hóa học lớp 11).

g) Các phản ứng của hydrocacbon:

- Phản ứng cracking. - Phản ứng đề hydro hóa - Phản ứng hydro hóa.- Phản ứng cộng Br2.- Phản ứng cộng nước của anken, ankin.- Phản ứng của ankin -1 với Ag2O/NH3. - Phản ứng tạo P.E; P.V.C; T.N.T; cao su Buna; cao su.

Bu na-S.- Phản ứng của benzen; toluen; styren.

3. Các nội dung của chương trình 12:

a) Với các hợp chất chứa hữu cơ chứa C,H,O: Chủ yếu xem các phản ứng của rượu; andehyt; axit; este; phenol; gluxit.

b) Nhóm nguyên tố C, H, N: Các phản ứng của amin với axit, đặc biệt xem kỹ anilin, chú ý phenylamoniclorua.

c) Cuối cùng xem nhóm nguyên tố C, H, O, N gồm các hợp chất quan trọng sau đây:

- Axit amin: chủ yếu có phản ứng trung hòa, phản ứng tạo nhóm peptit; phản ứng thủy phân nhóm peptit.

- Este của axit amin: có 2 phản ứng chính.

- Muối amoni đơn giản (R-COO-NH4) cũng viết 2 phản ứng chính.

- Muối của amin đơn giản R-COO-NH3-R’.

- Hợp chất Nitro R-(NO2)n: Xem phản ứng điều chế và chỉ có phản ứng tạo amin (phản ứng với [H}).

- Các hợp chất đặc biệt: Urê, Caprolactam; tơ nilon - 6,6; tơ caprôn.

d) Phần vô cơ: Xem các phản ứng của Al; Fe; Na, K; Mg, Ca.

e) Đặc biệt cần để ý thêm phần ăn mòn kim loại; nước cứng; điều chế kim loại; các bài toán áp dụng phản ứng nhiệt luyện, các bài toán kim loại phản ứng với axit; phản ứng với muối.

Một số trang có liên quan đến hóa học:

1.h2vn.com
2.giasuhanoi.com
3.olympia.net.vn
4.dhsphn.edu.vn
5.danangpt.vnn.vn
6.hssv.vnn.vn
7.tainguyenhoctap.com

Trang web của tổng công ty hóa chất Việt Nam
Trên trang này có những thông tin về ngành công nghiệp hoá chất của nước ta.
http://www.vinachem.com.vn
cũng có mục hóa học và đời sống:
http://www.vinachem.com.vn/ViewTUVAN.asp

Web tra cứu Hóa Học :
http://webbook.nist.gov/chemistry/
http://www.chemfinder.com

Web về các tạp chí Hóa Học:
http://www.abc.chemistry.bsu.by/current/fulltext.htm
http://www.freefulltext.com/
http://www.textbookrevolution.org/

Web về nanotechnology:http://www.crnano.org/whatis.htm

Hai tạp chí hàng đầu mà mọi ngành khoa học đều có thể đăng ở đây. Nhà khoa học nào có bài trên hai tạp chí này, thì xứng đáng được mọi người ngã mũ bái phục. Ngay cả nhà khoa học hàng đầu VN (tầm cỡ thế giới) hiện nay, GS. VS. Nguyễn Văn Hiệu, cũng chưa có bài nào trên 2 tạp chí này. Phần lớn các công trình đoạt giải Nobel, xuất phát từ 2 tạp chí này:

Nature (UK): http://www.nature.com
Science (USA): http://www.sciencemag.org

Các tạp chí của Hội Hóa học Mỹ (ACS). Chất lượng các bài báo, các công trình Hóa học ở đây thì miễn bàn, mọi nhà hóa học đều ao ước có bài báo trên các tạp chí này. VN ta chưa thể có bài báo trên này, trừ những người VN làm đề tài bên nước ngoài (không phải ai cũng được).

http://pubs.acs.org/about.html

Các tạp chí của Hội Hóa học Anh (RSC). Impact factor nhỏ hơn ACS một chút.

http://www.rsc.org/Publishing/Journals/Index.asp

Những trang web sau không thuộc hội hóa học nào, mấy cái này chỉ là các nhà xuất bản danh tiếng, tập hợp các tạp chí lại. Bao gồm tạp chí của tất cả các ngành: khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội, kinh tế, y dược... Với số lượng tạp chí khổng lồ.

http://www.sciencedirect.com/ (sv mình quen dùng cái này).
http://www3.interscience.wiley.com/ (số tạp chí ít hơn sciencedirect một chút)
http://www.ingentaconnect.com/ Cái này số tạp chí còn nhiều hơn sciencedirect nữa, nhưng có một số tạp chí trùng với bên sciencedirect.
http://springerlink.com (cái này có mấy tạp chí về material science, và mấy tạp chí của Nga bằng tiếng Anh rất hay)
http://www.blackwell-synergy.com/ (Mấy cái ceramics hay)
http://www.journalsonline.tandf.co.uk (Francis & Taylor)
http://search.epnet.com (cái này trường mình vào cũng được, có mấy tạp chí của China)

Ngoài ra còn có tạp chí của Viện Vật lý Mỹ (IoP). Cái này có mấy tạp chí Physica và Nanotechnology hay (gần với Hóa).
http://journals.iop.org/.

Tập hợp các báo cáo khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ từ 1915-2006

http://www.pnas.org/contents-by-date.0.shtml

Các bạn học hữu cơ làm đề tài liên quan đến sinh học thì vô trang này nha, rất nhiều tạp chí free về life sciences.

http://www.pubmedcentral.gov

Những bài giảng chất lượng nhất cho hữu cơ là kho của ĐH Harvard !!! Mỗi năm nó cập nhật một lần, kiến thức rất sâu, nhưng rất cần thiết !!!

Đây là những kho lectures nói chung rất lợi hại !!!
http://chemistry.ucsc.edu/teaching/Winter02/
http://chemistry.ucsc.edu/teaching/ (update: cái này hay hơn cái trên )
http://web.chem.ucla.edu/~harding/cfqpp/
http://www.bluffton.edu/~bergerd/cl...EM221/home.html (hướng dẫn: vô course information > handouts> cứ vào từng mục coi cho nó sướng
http://www.mpcfaculty.net/ron_rinehart/12A/Default.htm ( cực kì hay )
Còn đây là một đống link dẫn đến những bộ môn khác (mới search được luôn )
http://www.mpcfaculty.net/ron_rinehart/default.htm


http://cheminf.cmbi.ru.nl/wetche/organic/subjmenu.html (trang này về hữu cơ khá sâu )
Tình cờ search được một link về computational chem:
http://zopyros.ccqc.uga.edu/lec_top/lectures.html

Một cuốn sách online về organic của Francis Carey , do đây là sách online nên không thể đưa vào "tài nguyên chemvn>ebook được"
http://www.chem.ucalgary.ca/courses/350/Carey/

Trong này có một số môn các bạn lấy bài giảng được đó. Có một số bài giảng bằng video nữa. Các bạn chọn course, vào lecture, handout, exam, assignment để coi. Nói trước là có một số môn nó đòi account nha. Lúc trước lấy được hết, sao giờ lại như vậy không biết.

http://www.registrar.fas.harvard.ed...calBiology.html

Quá nhiều luôn, chuyên ngành nào cũng có, tha hồ mà học nha các bạn.

http://www.chemistry.msu.edu/Courses/courses.asp

Tạp chí Hóa học Giáo Dục của Mỹ từ năm 1984 - 1996
http://www.jce.divched.org/JCE/


Hoặc :http://www.jce.divched.org//JCE/ima...61/11/M/119.gif
Rồi từ thanh address bar delete từng mục ví dụ delete 119.gif thu được
http://www.jce.divched.org//JCE/image/gif/061/11/M
và cứ làm như vậy cho tới khi được trang bên trên.

Hình như trong vinatech cũng có diễn đàn về hóa đấy http://vinatech.org/html/modules/new...m.php?forum=30
Nguồn: tài liệu sưu tầm