Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2011

Khi ly tách tự rửa

Khi ly tách tự rửa

Các chuyên gia công nghệ Nano của Đức phát minh ra một chất phủ bề mặt, có giá trị tương đương cho đời sống hàng ngày như chất teflon dùng cho nồi niêu xoong chảo , phát minh vào năm 1954. Chất liệu mới này, không trầy, chịu nhiệt cao, an toàn sinh học , không độc hại , ứng dụng đa dạng và không chỉ dùng cho các thiết bị nhà bếp hoặc quần áo vải vóc

Lớp chất liệu này rất mỏng, đa ứng dụng và có khả năng trao đổi khí tốt. Chất liệu cơ bản chính là Silicium (Si). Đây là loại nguyên liệu dùng làm thủy tinh và có khỏang 15% trong lòng đất.

Trong nhiệt độ bình thường (nhiệt độ phòng) loại thủy tinh mới này ở dạng lỏng. Đây là là một phát minh từ phòng thí nghiệm công nghệ nano của Đức. Tại Saarland, một công ty đã phát minh ra phương pháp lấy thành phần siliziumdioxid ra từ cát thủy tinh và đem hòa trộn với nước hoặc cồn. Hỗn hợp khóang chất này không gì khác hơn là loại thủy tinh lỏng và siliziumdioxid là thành phần chính của thủy tinh.

Loại thủy tinh mới này bám lên hầu như tất cả các loại vật thể từ các loại chất liệu khác nhau, từ khuôn nướng bánh đến ly rượu, gỗ , áo khoác mùa đông hoặc hoa hồng trong vườn. Phương pháp ứng dụng cơ bản thật đơn giản. Thoa chất phủ lên, dung môi sẽ bốc hơi ! Còn lại là một lớp thủy tinh thật mỏng, kết hợp chặt chẽ với bề mặt. Hỗn hợp Silizium này có thể dùng cọ, dùng khăn hoặc xịt lên bề mặt.

Mỏng hơn sợi tóc đến 500 lần !

Sau khi khô, lớp Nano có độ dầy khoảng 100 nano meter. Lớp này mỏng hơn sợi tóc con người đến 500 lần. Sau khi khô, các phân tử Silizium sẽ tạo thành một màng kết nối thật chắc với bề mặt và không thể tách ra một cách đơn giản

Dù mỏng như một màng nhựa nhưng lớp thủy tinh này bền đến mức có thể bảo vệ cả một công trình xây dựng to lớn. Các nhà chuyên gia về công nghệ Nano từ Saarland đã dùng công nghệ thủy tinh lỏng Nano này để bảo quản lăng tẩm của nhà lập quốc Thổ Nhĩ Kỳ tên Atatuerk. Hiện tại chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành bảo quản các tượng đài, các công trình xây dựng cổ có giá trị văn hóa bằng công nghệ thủy tinh Nano.

Một chuỗi bán thực phẩm fast food của Mỹ đã ứng dụng công nghệ này vào chi nhánh lớn của họ tại Salzburg (Đức) và họ đã ứng dụng thủy tinh Nano lên gạch men tường, nền nhà , cửa sổ, bàn ăn. Đặc biệt là lên tất cả các sản phẩm inox trong nhà bếp vì việc này có liên quan đến vệ sinh. Lớp thủy tinh ngăn chặn nấm và vi khuẩn bám trên bề mặt. Cốt lõi là chức năng kháng khuẩn của lớp thủy tinh Nano trong nhà bếp, trong bệnh viện, nhà vệ sinh qua sự chống bám bẩm (dễ rửa ). Khả năng chống bám bẩm của thủy tinh Nano khiến không có gì có thể đọng lại trên bề mặt. Tác dụng này không khác gì trong quảng cáo cho chất rửa đa năng: Chỉ cần dùng khăn ẩm lau qua là bề mặt sẽ sạch bóng !

Phát minh của Đức đã được tin tưởng và ứng dụng mạnh tại England, tuy nhiên từ đó cũng có những khúc mắc như: các công ty sản xuất chất tẩy rửa đang lo ngại về việc họ sẽ không bán được hàng ! Bên cạnh đó còn có các công ty vệ sinh. Khi việc lau chùi trở nên quá dễ dàng, khi thuê công ty làm vệ sinh lau chùi , thì họ cũng sẽ tính giờ làm việc ít lại.

Dù phát minh tại Đức, nhưng sản phẩm chưa bán đại trà. Hiện nay có một số công ty bán vật liệu xây dựng đang phân phối. Ứng dụng chính yếu tại Đức hiện nay là trong các công ty sản xuất sữa, phô mai, các nơi sản xuất và chế biến thịt. Nói chung là tại các nơi có nhu cầu vệ sinh rất cao !

Ứng dụng trong lãnh vực tư nhân , như trong nhà bếp, trong phòng tắm hiện còn bỏ ngỏ.

Dù lớp thủy tinh Nano rất mỏng , nhưng chúng hoàn toàn không bị phá hủy qua quá trình vệ sinh, lau chùi. Nước, chất tẩy rửa, nhiệt độ cao , hay thấp hoàn toàn không ảnh hưởng đến lớp thủy tinh Nano. Tùy theo ứng dụng, lớp thủy tinh Nano có thể bền đến nhiều năm, với điều kiện không dùng các chất tẩy rửa có các hạt mài mòn , hoặc không dùng giấy nhám đánh lên trên bề mặt.

Trong lãnh vực an toàn thực phẩm , thủy tinh lỏng Nano hoàn toàn không độc hại đối với cơ thể. Các nghiên cứu xác minh Silizium là một chất liệu tự nhiên và trong cơ thể mỗi con người có khỏang 1000 milligramm. Dựa trên kiến thức này, Thủy tinh Nano đang có triển vọng ứng dụng rộng trong nông nghiệp , trong xây dựng. Theo một thí nghiệm khác, thủy tinh Nano có thể dùng làm chất kháng côn trùng, không độc hại, không hậu quả: họ lấy 2 thang gỗ , dùng thủy tinh Nano phủ lên một thanh gỗ, một thanh không phủ Nano . Sau đó cho cả hai thanh gỗ vào tổ mối, sau 9 tháng lấy ra, thanh gỗ có phủ thủy tinh Nano vẫn còn nguyên vẹn, không bị mối phá hủy. Thanh không phủ thủy tinh Nano bị mối ăn hết khỏang 60% thể tích . Bên cạnh đó thanh gỗ có thủy tinh nano không bị bám rêu, sạch, không hư mục từ trong , điều chứng minh thanh gỗ không bị bịt kín và vẫn “thở “ được,

Hạt giống, được phủ bằng một lớp thủy tinh Nano, có khả năng kháng được sự tấn công của nấm. Các nhà khoa học quan sát thấy hạt giống được phủ thủy tinh Nano không chỉ khỏe mà còn nảy mầm lẹ hơn. Họ phỏng đoán dưới lớp thủy tinh Nano , hạt giống không cần phải tốn sức cho việc tự vệ chống lại vi khuẩn và nấm, nên đã dồn hết sức lực cho việc phát triển …. và rồi thủy tinh Nano có khác gì hơn một nhà kiếng chúng ta đang trồng cây đâu ? Thủy tinh cuối cùng cũng chỉ là thủy tinh …

Theo morgenpost.de / Von Jörg Zittlaualt

Nano Liquid Glass being applied to a statue at Ataturk's Mausoleum in Turkey

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét